1. Khái niệm
Đột biến đa bội là dạng đột biến làm tăng 1 số nguyên lần bộ NST đơn bội của loài và lớn hơn 2n (3n, 4n, 5n, 6n...).
2. Các loại
Tự đa bội Dị đa bội
Khái niệm
- Là dạng đột biến làm tăng 1 số nguyên lần bộ NST đơn bội của loài và lớn hơn 2n.
Là dạng đột biến làm tăng số bộ NST đơn bội của hai loài trong một tế bào
Cơ chế phát sinh
- Xảy ra trong những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử tạo tế bào 4n, hợp tử phát triển thành thể tứ bội
- Xảy ra trong giảm phân kết hợp thụ tinh - Trong giảm phân: Các tác nhân gây đột biến gây ra sự không phân li của một hay một số cặp nhiễm sắc thể tạo ra các giao tử không bình thường (thừa hay thiếu NST). Trong thụ tinh: Sự kết hợp của giao tử không bình thường với giao tử bình thường hoặc giữa các giao tử không bình thường với nhau sẽ tạo ra các đột biến.
- Phát sinh trong giảm phân và thụ tinh
- Do hiện tượng lai xa và đa bội hoá.
Đặc điểm
- Thể đa bội lẻ (3n, 5n, ..) không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường. (Nho, Chuối nhà, dưa hấu tam bội không hạt.
Đa bội chẵn: có khả năng sinh sản hữu tính.
- Con lai khác loài thường bất thụ. Xảy ra đột biến đa bội làm bộ nhiễm sắc thể tăng gấp đôi số lượng ở cả hai loài tạo cơ thể song nhị bội (hay dị tứ bội) hữu thụ.
3. Hậu quả và vai trò của đột biến đa bội
- Tế bào đa bội thường có số lượng ADN tăng gấp bội, tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, sinh trưởng phát triển mạnh khả năng chống chịu tốt...
- Đột biến đa bội đóng vai trò quan trọng trong tiến hoá (hình thành loài mới) và trong trồng trọt (tạo cây trồng năng suất cao...)
Kết luận
- Sự thay đổi số lượng nhiễm sắc thể chỉ liên quan đến một hay một số cặp nhiễm sắc thể gọi là hiện tượng lệch bội.
- Sự thay đổi số lượng nhiễm sắc thể dẫn đến làm tăng một số nguyên lần số bộ nhiễm sắc thể đơn bội và nhiều hơn 2n là hiện tượng đa bội
- Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lệch bội và đa bội là do rối loạn quá trình phân li của các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào
- Đột biến đa bội đóng một phần quan trong trong quá trình tiến hóa cũng như trong việc tạo giống mới.
- Hiện tương đa bội phổ biến hơn ở thực vật, ít gặp ở động vật.
Bài tập ứng dụng AND-ARN-Protein
Dạng 1. Xác định trình tự nuclêôtit
Cho biết: Trình tự nuclêôtit trên một mạch của gen.
Yêu cầu:
+ Xác định trình tự nuclêôtit trên gen (ADN).
+ Hoặc xác định trình tự nuclêôtit ARN do gen phiên mã.
- Cách giải:
+ Xác định trình tự nuclêôtit trên mạch còn lại của ADN (gen):
Căn cứ nguyên tắc cấu tạo của ADN, các đơn phân của hai mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung:
A liên kết với T; G liên kết với X .
+ Xác định trình tự nuclêôtit trên ARN:
Căn cứ cơ chế quá trình phiên mã, phân tử ARN chỉ được tổng hợp từ mạch gốc của gen. Các đơn phân của mạch gốc liên kết với các nuclêôtit môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung
A mạch gốc liên kết với U môi trường T mạch gốc liên kết với A môi trường
G mạch gốc liên kết với X môi trường X mạch gốc liên kết với G môi trường
Ví dụ 1: Một gen chứa đoạn mạch có trình tự nuclêôtit là . . . A- G - X - T - T - A - G - X -
A . . . .
Xác định trình tự nuclêôtit tương ứng trên mạch bổ sung.
Hướng dẫn giải bài tập
Theo NTBS các nuclêôtit trên gen liên kết với nhau theo nguyên tắc A liên kết với T, G liên kết với X