đảm bảo cho hoạt động sống của tế bào phù hợp với điều kiện môi trường cũng như với sự phát triển bình thường của cơ thể.
- Gen có thể hoạt động được khi mỗi gen hoặc ít nhất một nhóm gen (opêron) phải có vùng điều hòa, tại đó cá enzym ARN pôlimeraza và prôtêin bám vào để tổng hợp hoặc ức chế tổng hợp mARN
- Điều hòa gen ở sinh vật nhân sơ chủ yếu diễn ra ở giai đoạn phiên mã, dựa vào sự tương tác của prôtêin điều hòa với trình tự đặc biệt trong vùng điều hòa của gen.
BÀI 4: ĐỘT BIẾN GEN I. Khái niệm và các dạng đột biến gen I. Khái niệm và các dạng đột biến gen
1. Khái niệm đột biến gen
- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen.
- Những biến đổi về cấu trúc của gen liên quan đến một cặp nucleotit gọi là đột biến điểm.
2. Đặc điểm của đột biến gen
- Trong tự nhiên, tất cả các gen đều có thể bị đột biến nhưng tần số rất thấp (10-6 - 10-4) - Tần số đột biến gen có thể thay đổi tùy thuộc vào
+ Loại tác nhân đột biến như: Chất hóa học, tác nhân vật lí (tia phòng xạ, tia tử ngoại) hoặc các tác nhân sinh học như: vi khuẩn, virut ...)
+ Liều lượng tác nhân gây đột biến.
+ Cường độ tác động các tác nhân gây đột biến. + Bản chất gen
3. Các dạng đột biến gen
a. Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit
- Khi thay thế 1 cặp Nucleotit này bằng 1 cặp Nucleotit khác có thể làm thay đổi trình tự axit amin trong prôtêin và làm thay đổi chức năng của prôtêin.
b. Đột biến thêm hoặc mất 1 cặp nuclêôtit
- Khi mất hoặc thêm 1 cặp Nu trong gen làm thay đổi trình tự axit amin trong prôtêin và làm thay đổi chức năng của prôtêin.
4. Thể đột biến
- Cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình gọi là thể đột biến