Z= X0 − Y
4.3 Đặc điểm về nguồn nước
- Nguồn nước ngầm: Nước ngầm nằm sâu, và trữ lượng ít cộng thêm việc khai thác tốn kém nên nó không thể đáp ứng được yêu cầu nước của khu vực.
Mặt khác, do nguồn cung cấp chủ yếu của nước ngầm là nước mưa, khu vực lại có độ dốc khá lớn nên nước ngầm thường chỉ có vào mùa mưa. Vào mùa khô nước ngầm cũng rất khan hiếm, không đủ chất lượng cũng như số lượng để có thể cấp nước cho nông nghiệp và các ngành kinh tế khác. Nên việc khai thác nguồn nước ngầm mới chỉ dừng lại ở việc khai thác thông qua các giếng khơi, giếng khoan để phục vụ cho sinh hoạt.
- Nguồn nước mưa:
Khu tưới T3 là một khu vực tương đối khô hạn ở nước ta. Lượng mưa trung bình năm chỉ có 1818,57( mm ) (theo kết quả tính toán ở chương II).
Mặt khác, lượng mưa lại phân bố không đều trong năm :
+)Trong vụ chiêm: lượng mưa X = 245,51(mm), nhưng vẫn phải cung cấp cho lúa 1 lượng nước tưới là = 5420 (m3/ha).
+)Trong vụ mùa: lượng mưa X = 1109,56 (mm), nhưng vẫn phải cung cấp cho lúa 1 lượng nước tưới là = 2000 (m3/ha).
+)Trong vụ đông:lượng mưa X = 316,22 (mm), phải cung cấp cho cây ngô 1 lượng nước tưới là = 3000 (m3/ha).
Do đó lượng nước mưa dù đã được sử dụng hết nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu của sản xuất.
- Nguồn nước mặt : Có 2 nguồn:
+) Hồ Núi Cốc: hồ Núi Cốc ở xã Vạn Thọ với diện tích mặt hồ là 25km2, dung tích 175 triệu m3. Đây là nguồn nước mặt lớn, mực nước dâng bình thường: +46m. Vào mùa khô thì mực nước chỉ còn: +41m hoặc +42m.Tuy nhiên do khu tưới còn có những nơi cao, ở cao trình +86m (xóm Chuối – Ký Phú), nên việc lấy nước từ hồ Núi Cốc là không khả thi.
+) Các con suối:
-Suối Đá Đen: nằm ở phía Bắc lưu vực, nhưng diện tích hứng nước nhỏ: 2km2. -Suối Hai Huyện, Mang Tin cũng đều là các suối nhỏ, diện tích hứng nước cũng từ 1-2km2.
-Suối Hàm Long: diện tích hứng nước từ 2 – 3 km2.
Những con suối này, lượng nước mang tới khu vực tưới là không nhiều, do diện tích hứng nước của nó nhỏ. Về mùa khô lượng nước của các con suối này thậm chí là bằng 0. Ta chỉ có thể lợi dụng nước của nó vào để tưới cho vụ mùa.
Trong khu tưới còn có suối Ký Phú diện tích hứng nước của nó lên tới 17km2. Lượng nước mà con suối này mang lại là tương đối lớn.
Cụ thể: Lưu lượng chuẩn dòng chảy năm: Q0 = 0,42 (m3/s). Tuy nhiên, việc phân phối dòng chảy theo thời gian trong năm lại không đều. Dòng chảy vào mùa lũ chiếm 70 % lượng dòng chảy năm. Trong khi đó lượng dòng chảy mùa kiệt chiếm 30% lượng dòng chảy năm.
Tổng lượng nước lớn 9,135.106(m3)
Diện tích có thể tưới :9,135.106*0,7/(5420+2000+3000) =877 ( ha)
Từ việc phân tích các đặc điểm của 3 nguồn nước chính, ta có thể thấy rằng lượng nước mưa và nước ngầm không thể đáp ứng được nhu cầu Nông nghiệp, vì vậy ta phải lợi dụng nguồn nước mặt để cung cấp nước tưới cho cây trồng. Sự bất lợi ở cao
độ không cho phép ta sử dụng phương án lấy nước từ hồ Núi Cốc. Giải pháp tốt nhất mà ta có thể lựa chọn đó là xây dựng công trình giữ nước để lấy nước từ suối Ký Phú.
4.4.Phân tích và chọn phương án công trình đầu mối
Cụm công trình đầu mối của hồ chứa gồm có: Đập dâng nước.
Cống lấy nước. Tràn xả lũ.