Phân tích tài liệu dòng chảy và chọn trạm tính toán

Một phần của tài liệu Lập dự án đầu tư xây dựng hệ thống tưới t3 (Trang 39)

Z= X0 − Y

2.6.1Phân tích tài liệu dòng chảy và chọn trạm tính toán

Do khu vực nghiên cứu không có tài liệu đo đạc dòng chảy năm nên ta cần áp dụng phương pháp lưu vực tương tự và phương pháp tổng hợp địa lý để xác định lượng dòng chảy năm thiết kế. Theo phương pháp tương tự thủy văn ta phải chọn lưu vực sông tương tự lân cận đã được nghiên cứu dòng chảy năm để chuyển trực tiếp hoặc gián tiếp kết quả đó cho lưu vực sông nghiên cứu.

*Nguyên tắc chọn lưu vực tương tự:

Lưu vực tương tự là lưu vực có nhiều tài liệu và có điều kiện hình thành dòng chảy tương tự như lưu vực nghiên cứu. Lưu vực tương tự phải có những đặc điểm sau :

- Là lưu vực có cùng điều kiện khí hậu của lưu vực tính toán.

- Điều kiện địa hình, địa chất và thổ nhưỡng, mức độ che phủ của rừng tương tự như lưu vực nghiên cứu.

- Diện tích lưu vực tương tự không chênh quá nhiều so với lưu vực nghiên cứu. Trong tính toán nên chọn lưu vực tương tự có diện tích chênh lệch không quá 10 lần so với lưu vực nghiên cứu.

- Chất liệu tài liệu tốt và có tài liệu đủ dài để xác định chính xác các tham số thống kê của đường tần suất dòng chảy năm.

- Có tài liệu quan trắc cùng thời gian với lưu vực nghiên cứu, quan hệ tương quan tuyến tính giữa lượng dòng chảy năm 2 lưu vực chặt chẽ.

Lưu vực Cầu Mai nằm trong hệ thống sông Cầu cách tuyến công trình khoảng 22km về phía Đông Bắc, có tài liệu đo đạc tốt, thỏa mãn các nguyên tắc của lưu vực tương tự, có thể chọn lưu vực tương tự. Diện tích hứng nước của lưu vực này có sai khác ít so với lưu vực hồ chứa nhưng lưu vực Cầu Mai có tài liệu đo đạc dài (19năm), có diện tích 27,7 Km2.

Lưu vực Tân Cương tuy gần hồ chứa hơn nhưng có diện tích gấp hơn 30 lần lưu vực hồ, tài liệu đo dạc cũng chỉ có đến năm 1976 nên chỉ có thể tham khảo trong tính toán khi cần thiết.

Một phần của tài liệu Lập dự án đầu tư xây dựng hệ thống tưới t3 (Trang 39)