Z= X0 − Y
5.4.2.2. Nguyên tắc lựa chọn mực nước chết và dung tích chết
- Đối với hồ lợi dụng tổng hợp thì mực nước chết và dung tích chết phải đáp ứng được yêu cầu cao nhất của các đối tượng mà hồ chứa phục vụ như yêu cầu tưới tự chảy ,yêu cầu cột nước phát điện ,bảo đảm yêu cầu giao thông thủy ,chăn nuôi thủy sản, du lịch .
- Hồ chứa T3 phục vụ tưới là chủ yếu còn các nhiệm vụ khác là kết hợp nên điều kiện cần và đủ để lựa chọn mực nước chết và dung tích chết như sau:
+ Điều kiện cần: dung tích chết phải chứa hết bùn cát
+ Điều kiện đủ: thỏa mãn yêu cầu tưới tự chảy, yêu cầu cột nước phát điện, đảm bảo giao thông thủy ,nuôi trồng thủy sản.
5.4.2.3. Nội dung tính toán
+) Theo điều kiện về bồi lắng:
Vbc Vb.T Trong đó:
Vb – thể tích bồi lắng hàng năm của bùn cát. Theo tính toán ở chương II thì: Vb = 3376,8 (m3 ).
T – tuổi thọ của công trình, phụ thuộc vào cấp công trình. Ứng với công trình cấp IV, tra bảng 7.1, TCXDVN 285 – 2002 được T = 50 ( năm ).
Vbc 3376,8.50 = 168840 (m3 ). Vậy chọn Vbc = 168845 (m3 ).
Ứng với Vbc = 168845 (m3 ) tra trên đường quan hệ Z V được Zbc = 89(m) Ta có chênh lệch mực nước thượng hạ lưu cống:
Hc1 =Zbc + Z= 89 + 0,7 = 89,7 (m). (Với Z – mực nước trong cống. Ta chọn sơ bộ: Z = 0,7 (m))
Từ đó ta tra trên quan hệ Z~V : ứng với mực Z=89,7 m thì V=172,89.103m3
+) Theo điều kiện khống chế tưới tự chảy: Hc2yc + Z
Trong đó:yc – Cao trình yêu cầu khống chế tưới tự chảy. Theo tính toán ở trên thì: yc = 84,56 (m).
Z – Mực nước trong cống , ở đây ta chọn sơ bộ:Z =0,7 (m). Hc284,573 + 0,7 = 85,273(m). Vậy chọn Hc2 = 86 (m).
Kết hợp cả 2 điều kiện: điều kiện về bồi lắng và khống chế tưới tự chảy ta chọn được mực nước chết: Hc = max ( Hc1; Hc2 ) = 89,7 (m). Tra trên đường quan hệ Z V được Vc = 0,17.106 (m3).
Vậy dung tích chết ứng với mực nước chết Hc = 89,7 (m), Vc =0,17.106 (m3).