Tính toán lượng mưa sử dụng trong tính toán chế độ tưới cho lúa mùa

Một phần của tài liệu Lập dự án đầu tư xây dựng hệ thống tưới t3 (Trang 68)

Z= X0 − Y

3.3.3. Tính toán lượng mưa sử dụng trong tính toán chế độ tưới cho lúa mùa

Lượng mưa thiết kế được sử dụng trong tính toán chế độ tưới lúa mùa là lượng mưa rơi xuống trên các diện tích xảy ra hao nước.

Lượng mưa rơi trên các thửa ruộng xảy ra quá trình hao nước được xác định theo công thức: Psdi = Pi . i

Trong đó: Pi - là lượng mưa thiết kế với tần suất 75% , lấy ở bảng 2.2.

α i - hệ số sử dụng nước mưa trong thời kỳ sinh trưởng thứ i. Với lúa mùa do canh tác theo hình thức gieo cấy đồng thời nên α =1.

Lượng mưa sử dụng được trong tính toán lúa mùa được thể hiện luôn trong bảng 3.11 (phụ lục).

3.3.4. Tính toán lớp nước mặt ruộng cuối ngày vụ mùa

Cơ sở của việc xác định lớp nước mặt ruộng cuối ngày vụ mùa là vẫn dựa trên phương trình cân bằng nước mặt ruộng:

hci =hoi +∑mi +∑Poi -∑Ki - ∑ETci - ∑Ci.

Trong đó:

hci: lớp nước mặt ruộng cuối thời đoạn tính toán(mm) hoi: lớp nước mặt ruộng đầu thời đoạn tính toán(mm) ∑mi: lượng nước tưới trong thời đoạn tính toán(mm)

∑Poi: lượng nước mưa sử dụng được trong thời đoạn tính toán(mm). ∑Ki: lượng nước ngấm xuống đất trong thời đoạn tính toán(mm/ngày). ∑ETci: lượng bốc hơi mặt ruộng trong thời đoạn tính toán(mm/ngày). ∑Ci: lượng nước tháo đi trong thời đoạn tính toán.

Khi lớp nước mặt ruộng lớn hơn độ sâu lớp nước cho phép phải tháo đi, do đó:

C= hi – [hmax].

Điều kiện ràng buộc của phương trình (3-13) trên là công thức tưới tăng sản: [ hmin ]i ≤hci≤[ hmax ]i

Để giải đúng dần phương trình (3-13) trên ta tiến hành giải theo phương pháp giải tích(lập bảng) như nguyên lý trên, ta chia thời kỳ sinh trưởng của lúa thành nhiều thời đoạn nhỏ, cụ thể ở đây có thể tính cho thời đoạn là 1 ngày.

Trong mỗi thời đoạn đó, với lớp nước mặt ruộng đầu thời đoạn đã biết và các lượng nước hao(do ngấm và bốc hơi mặt ruộng) đã biết, lượng mưa cũng đã biết, giả thiết 1 giá trị mức tưới m sau đó sử dụng phương trình cân bằng nước tính được lớp nước mặt ruộng cuối thời đoạn đó.

So sánh lớp nước này theo công thức tưới tăng sản, nếu thấy phù hợp thì chứng tỏ m giả thiết phù hợp. Còn nếu chưa phù hợp thì phải giả thiết lại m.

Cụ thể như sau:

+) Nếu với m giả thiết tính ra được hc< [ hmin ] thì giả thiết lại m bằng cách tăng m lên và xác định lại hc cho đến khi thỏa mãn theo công thức tăng sản thì thôi.

+) Nếu với m giả thiết ta tính ra được hc> [ hmax ] thì giả thiết lại m bằng cách giảm m đi cho đến khi thỏa mãn công thức tăng sản thì thôi.

Chú ý: Trong trường hợp m = 0 mà có hc> [ hmax ] thì ta phải tháo bớt lượng nước mưa đi và chỉ giữ lại trên ruộng 1 lớp nước đúng bằng [ hmax ], lượng tháo đi bằng lớp nước tính được khi chưa tháo trừ đi [ hmax ].

Tiến hành như vậy cho tới khi hết thời gian sinh trưởng của lúa, ta sẽ xác định số lần tưới cho lúa, mức tưới mỗi lần, tổng mức tưới của toàn vụ, tổng nước hao do ngấm và bốc hơi mặt ruộng, tổng lượng mưa và tổng lượng nước tháo đi trong suốt cả vụ. Kết quả tính toán được thể hiện ở bảng 3.11 (phụ lục).

Qua bảng ta nhận thấy:

+) Tổng lượng nước hao trong toàn vụ: ∑(ETc + Ke ) = 765,22 ( mm). +) Tổng lượng mưa rơi xuống trong toàn vụ: ∑P = 818,23 (mm). +) Tổng mức tưới cần phải cung cấp trong toàn vụ: ∑m =200 (mm) +) Tổng lượng nước phải tháo đi trong toàn vụ: ∑C = 318,66 (mm) +) Lớp nước mặt ruộng đầu vụ: hđ = 70 (mm).

+) Lớp nước mặt ruộng cuối vụ: hc = 4,35 ( mm.)

Ta dùng pt cân bằng nước cho toàn vụ để kiểm tra kết quả tính toán: hc = 70 +818,23 + 200 – 765,22 - 318,66 = 4,35 ( mm). Vậy sai số: ∆h = 0 ta thấy kết quả tính toán là chính xác.

Như vậy, trong vụ mùa tổng mức tưới cần cung cấp cho lúa là 200 (mm) =2000 m3/ha, và số lần tưới, mức tưới cũng như mức tưới mỗi lần được thể hiện trong bảng 3.12.

Bảng 3.7: Bảng thống kê kết quả tinh toán chế độ tưới cho lúa mùa

Lần tưới Ngày tưới Mức tưới 1 8/7 40 2 26/7 40 3 5/8 40 4 8/9 40 5 14/9 40 Tổng 200

3.4. Tính toán chế độ tưới cho cây trồng vụ đông

Vụ đông bắt đầu từ tháng IX và kết thúc vào tháng I năm sau. Trong khoảng thời gian này người ta không trồng lúa mà trồng hoa màu như: khoai, lạc, ngô…Ở đây, trồng ngô là chủ yếu nên ta chọn ngô là cây vụ đông điển hình để tính toán chế độ tưới.

Cây ngô là cây trồng cạn nên chỉ yêu cầu một độ ẩm nhất định trong tầng đất nuôi cây, và cây không chịu được lớp nước tồn tại trên mặt đất vượt quá thời gian cho phép.

Vì thế, chế độ tưới cho ngô là chế độ tưới tưới ẩm, độ ẩm trong tầng đất canh tác sẽ được duy trì theo công thức tưới tăng sản.

Một phần của tài liệu Lập dự án đầu tư xây dựng hệ thống tưới t3 (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(183 trang)
w