Z= X0 − Y
2.6.3.2 Chọn tần suất và phương pháp tính toán
a)Chọn tần suất tính toán: Căn cứ vào diện tích phục vụ của hồ chứa (tưới cho khoảng 860 ha đất canh tác)→ sơ bộ chọn cấp công trình là cấp IV(bảng 2.1 TCXDVN 285 – 2002).
Theo TCXDVN 285 – 2002 (bảng 4.2), tần suất tính toán lũ đối với công trình cấp V là P=1.5 %.
b)Phương pháp tính toán: Lưu vực hồ chứa và vùng xung quanh không có tài liệu thực đo lũ, do vậy để tính toán lũ cho lưu vực hồ chứa phải sử dụng 1 trong 2 phương pháp sau: Phương pháp mô hình toán và phương pháp xây dựng các công thức tính kinh nghiệm.
- Phương pháp mô hình toán: là phương pháp sử dụng các mô hình tính toán thủy văn, thủy lực để tính toán các đặc trưng lũ thiết kế.
- Phương pháp xây dựng các công thức tính kinh nghiệm: có thể chia thành 3loại: công thức lý luận (công thức cường độ giới hạn), công thức kinh nghiệm (công thức triết giảm mô đun đỉnh lũ) và công thức bán kinh nghiệm (là loại công thức trung gian của 2 loại trên). Tất cả các công thức này đều được xây dựng trên cơ sở phân tích nguyên nhân của sự hình thành dòng chảy lũ, trong đó các tham số của công thức được xác định theo phương pháp tổng hợp địa lý để sử dụng trong tính toán thiết kế.
Trong phạm vi đồ án, em lựa chọn phương pháp xây dựng các công thức tính kinh nghiệm để tính toán dòng chảy lũ.
Theo quy định về phạm vi ứng dụng các công thức tính đỉnh lũ thiết kế trong quy phạm QPTL C6 – 77 của Việt Nam thì:
- Công thức cường độ giới hạn: sử dụng với lưu vực có diện tích nhỏ hơn 100 km2. - Công thức triết giảm hoặc công thức Xô-kô-lôp-sky: sử dụng với các lưu vực có diện tích lớn hơn 100 km2.
Do diện tích của lưu vực tính toán là F = 17 km2< 100 km2 nên ta sử dụng công thức cường độ giới hạn để tính đỉnh lũ thiết kế.