5. Bố cục đề tài
3.2.2 Vấn đề ngƣời hai hay nhiều quốc tịch
Theo tinh thần của Luật quốc tế cũng nhƣ luật Việt Nam không mong muốn tình trạng có hai quốc tịch nhƣng lại không xử lý triệt để cùng với nhiều quy định hầu nhƣ tạo thuận lợi cho sự phát sinh hay mặc nhiên thừa nhân tình trạng hai hay nhiều quốc tịch. Dẫn đến nhiều khó khăn trong công tác bảo hộ của nhà nƣớc với công dân, công tác quản lý cũng nhƣ việc thực hiện quyền và nghĩa vụ với công dân.
Luật quốc tịch năm 2008 đƣợc Quốc hội khóa XII thông qua tại kỳ họp thứ tƣ ngày 13 tháng 11 năm 2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2009 và thay thế Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998. Có thể nói rằng sau gần 6 năm thi hành Luật quốc tịch năm 2008 vẫn tiếp tục khẳng định nguyên tắc một quốc tịch của Luật quốc tịch năm 1998 đã góp phần vào sự ổn định chính trị, kinh tế của đất nƣớc. Bên cạnh đó, Luật quốc tịch năm 2008 cũng đã có một số điểm mới và tiến bộ hơn so với Luật quốc tịch năm 1998: “ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này quy định khác”. Khi so sánh với nguyên tắc một quốc tịch của Luật quốc tịch năm 1998 ta thấy có sự tiến bộ mềm dẽo hơn. Thay vì vẫn giữ “nguyên tắc một quốc tịch” nhƣ Luật quốc tịch năm 1998 thì Luật quốc tịch năm 2008 lại chỉ nói là “nguyên tắc quốc tịch”. Về mặt nội dung Luật quốc tịch năm 2008 lại bổ sung thêm “trừ trường hợp Luật này có quy định khác”. Nhƣ vậy có thể nói rằng Luật quốc tịch năm 1998 không quy định trƣờng hợp ngoại lệ cá nhân đƣợc mang hai quốc tịch nhƣng Luật quốc tịch năm 2008 lại quy định ngoại lệ nhằm phù hợp với chính sách của Nhà nƣớc ta về hội nhập quốc tế, đoàn kết dân tộc và chính sách của Việt Nam đối với ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài.
Các trƣờng hợp ngoại lệ có thể mang hai quốc tịch “người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại khoản 2 Điều này,
trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép” ( Khoản 3 Điều 19 Luật
quốc tịch năm 2008), “ Người được trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch
46
Cao Nhất Linh, Bổ sung tình huống khi xác lập quốc tịch của trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam,
nước ngoài, trừ những người sau đây, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép” (khoản 5 điều 23), trường hợp trẻ em là con nuôi (Điều 37) và người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của
pháp luật Việt Nam nhưng vẫn còn nguyện vọng giữ quốc tịch” ( khoản 2 điều 13).
Tình trạng ngƣời hai hay nhiều quốc tịch đã và đang gây nên những khó khăn, nổi cộm nhiều năm nay nên cần nhanh chóng có những giải pháp để giải quyết:
- Giải pháp quốc tế: Để hạn chế và ngăn ngừa các trở ngại do hiện tƣợng hai hay nhiều quốc tịch mang lại, trong quan hệ hợp tác giữa các quốc gia đã ký kết các điều ƣớc quốc tế song phƣơng hoặc đa phƣơng nhằm mục đích ngăn chặn, hạn chế và tiến tới loại bỏ các trƣờng hợp hai hay nhiều quốc tịch. Các điều ƣớc sẽ chia thành hai loại:
+ Loại 1: giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quan hệ giữa các quốc gia do việc một ngƣời có hai hay nhiều quốc tịch,
+ Loại 2 : loại trừ tình trạng hai quốc tịch.
Theo các điều ƣớc hữu quan, những ngƣời có hai hay nhiều quốc tịch sẽ có quyền tự do lựa chọn một quốc tịch trong số những quốc tịch mà họ hiện có. VD: Theo điều 6 Công ƣớc Lahaye, các quốc gia sẽ tạo điều kiện cho công dân đƣợc thôi quốc tịch nếu ngƣời đó thƣờng trú hoặc cƣ trú ở nƣớc ngoài và đáp ứng pháp luật quốc gia về thôi quốc tịch. Dựa trên nguyên tắc hữu hiệu để xác định đƣợc quốc gia sẽ bảo hộ ngoại giao cho cá nhân có 2 quốc tịch:
+ Xác định quốc gia nào ngƣời đó gắn bó nhiều nhất
+ Xác định quốc gia nào ngƣời đó nhập quốc tịch sau cùng
+ Xác định quốc gia nào ngƣời đó nói thông thạo ngôn ngữ nào nhất + Xác định quốc gia nào ngƣời đó gắn bó với gia đình
+ Xác định quốc gia nào cấp thị thực xuất cảnh cho ngƣời nó đến nƣớc thứ 3 Trong trƣờng hợp không lựa chọn đƣợc quốc tịch thì họ đƣợc coi là công dân của nƣớc nơi họ cƣ trú thƣờng xuyên, nơi công dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ chủ yếu, có tài sản chủ yếu của họ (theo nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu – Điều 5). Ngoài các điều ƣớc đa phƣơng, các quốc gia cũng đã ký các điều ƣớc song phƣơng về quốc tịch, cụ thể nhƣ Hiệp định Pháp – Bỉ 1949, Hiệp định Pháp – Italya 1953…Đa phần các hiệp định này đều quy định nếu công dân nƣớc kí kết này gia nhập quốc tịch nƣớc kí kết khác thì công dân đó sẽ mất quốc tịch gốc hoặc sẽ chỉ đƣợc chọn một quốc tịch.
GVHD:Th.S Bùi Thị Mỹ Hương SVTH: Nguyễn Ngọc Tuấn
- Giải pháp quốc gia: các quốc gia sẽ cụ thể hóa trong luật (luật Quốc tịch), các giải pháp để giải quyết tình trạng ngƣời hai, nhiều quốc tịch. Từ đó, thay đổi theo lộ trình để giảm dần lƣợng ngƣời có hai quốc tịch cho đến khi hạn chế thấp nhất tình trạng đó.