Định nghĩa
SSOP là quy trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh tại xí nghiệp chế
biến thực phẩm.
Ý nghĩa
Giúp thực hiện các mục tiêu của GMP
Làm giảm số lượng điểm kiểm soát tới hạn trong HACCP do đó hiệu quả HACCP sẽ tăng lên.
Nó cần thiết ngay cả không có chương trình HACCP.
Các lĩnh vực cần có SSOP
(2) Bề mặt tiếp xúc với sản phẩm. (3) Ngăn ngừa sự nhiễm chéo. (4) Vệ sinh cá nhân.
(5) Bảo vệ sản phẩm không bị nhiễm bẩn. (6) Sử dụng và bảo quản hóa chất.
(7) Kiểm tra sức khỏe công nhân. (8) Kiểm tra động vật gây hại. (9) Kiểm soát chất thải.
Hình thức của một SSOP
SSOP thể hiện dưới dạng văn bản.
Tên và địa chỉ của công ty.
Quy phạm vệ sinh SSOP.
Số liệu và tên của lĩnh vực.
Nội dung
Mục tiêu, yêu cầu.
Mô tả hiện trạng của xí nghiệp.
Đề ra các thủ tục cần tuân thủ.
Phân công trách nhiệm và biểu mẫu giám sát.
( Phạm Văn Hùng, 2008)
2.5 Các nghiên cứu trước đây
Trần Quốc Toản, 2010. “Tìm hiểu quá trình xây dựng kế hoạch HACCP cho sản phẩm tôm sú vỏ tại công ty cổ phần thủy hải sản Minh Phú”. Phương pháp tiến hành là quan sát, thu thập, ghi nhận số liệu từ thực tế, dùng phương pháp mô tả…Kết quả đạt được: hệ thống quản lý chất lượng HACCP được áp dụng trong quá trình sản xuất ở công ty cổ phần thủy hải sản Minh Phú là tương đối hoàn chỉnh, ngăn chặn đến mức tối thiểu các mối nguy có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Thạch Sang, 2010. “Khảo sát qui trình công nghệ và hệ thống quản lý chất lượng cho sản phẩm tôm thẻ PTO đông IQF tại xí nghiệp An Phú- Sóc Trăng”. Phương pháp thực hiện: tham gia vào thực tế sản xuất, thu thập số liệu, đưa ra nhận xét. Kết quả đạt được: kiểm soát và ngăn chặn được các mối nguy, sản phẩm đạt chất lượng tốt.
CHƯƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU