5. Kết cấu của đề tài
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
• Hạn chế
- Hạn chế về quy mô: Tốc độ tăng trưởng cả về khách hàng và dư nợ tín dụng của hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng cho thấy cho vay tiêu dùng có phát triển nhưng chưa thực sự được mở rộng tương xứng với nhu cầu của thị trường và tiềm lực của ngân hàng. Hạn chế của việc chưa mở rộng được hoạt động cho vay tiêu dùng đó là hạn chế về loại hình sản phẩm, số lượng khách hàng.
- Hạn chế về sản phẩm: Hiện nay danh mục sản phẩm của cho vay tiêu dùng tại ngân hàng còn nghèo nàn chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của khách hàng. Ngân hàng mới chỉ có các sản phẩm cho vay tiêu dùng truyền thống như: cho vay mua nhà, xe, cho vay du học, xuất khẩu lao động…Các sản phẩm của ngân hàng phần lớn là đang trong quá trình vừa triển khai vừa hoàn thiện, vẫn còn nhiều hạn chế và chưa thực sự thỏa mãn được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
- Hạn chế về số lượng khách hàng: Mặc dù đã đạt được sự tăng trưởng mạnh qua các năm nhưng nhìn chung thị phần cho vay tiêu dùng của ngân hàng còn khá nhỏ so với các ngân hàng khác. Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ cho vay tiêu dùng của ngân hàng còn hạn chế. Lượng khách hàng có
nhu cầu vay khá lớn nhưng một phần không nhỏ trong số đó vẫn còn e ngại tìm đến ngân hàng, việc vay tiền để mua sắm vẫn là khái niệm chưa thực sự phổ biến. Sở dĩ như vậy là do hoạt động Marketing của ngân hàng chưa tốt.
• Nguyên nhân
- Nguyên nhân từ phía ngân hàng:
+ Kinh nghiệm của ngân hàng trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng vẫn còn thấp. Trong khi các ngân hàng bán lẻ tiêu biểu ở Việt Nam đã tiến hành hoạt động này từ trước và đã có nhiều kinh nghiệm, NHNo&PTNT huyện Phú Xuyên vẫn chú trọng vào việc đầu tư để phục vụ mảng cho vay nông nghiệp, hộ sản xuất mà ít có sự nghiên cứu về thị trường cho vay tiêu dùng. Điều này dẫn tới hậu quả là sản phẩm của ngân hàng còn thiếu rất nhiều. Ngân hàng chỉ tập trung vào việc áp dụng lãi suất mềm cho khách hàng trong khi để mở rộng số lượng khách hàng thì sản phẩm, chất lượng sản phẩm mới là yếu tố quan trọng hàng đầu. Trên thực tế, khi khách hàng đã hài lòng về sản phẩm và chất lượng dịch vụ thì sẵn sàng chấp nhận mức lãi suất cao hơn mà vẫn thỏa mãn nhu cầu sử dụng vốn.
+ Hoạt động Marketing của ngân hàng về cho vay tiêu dùng chưa thực sự hiệu quả. Việc đẩy mạnh hoạt động Marketing nhằm quảng bá cho khách hàng biết về hoạt động cho vay tiêu dung qua các phương tiện thông tin đại chúng là một kênh quảng bá thật sự có hiệu quả đánh thẳng vào tâm lý của khách hàng. Vì vậy ngân hàng cần phải đề cao hơn nữa vai trò của hoạt động Marketing vào hoạt động cho vay tiêu dùng.
+ Nguồn nhân lực của ngân hàng còn hạn chế: Đội ngũ cán bộ nhân viên của đa phần là còn rất trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa được trang bị đầy đủ các kỹ năng cần thiết. Đồng thời do đội ngũ này còn trẻ nên kinh nghiệm thực tế chưa có nhiều nên chưa thể đưa ra những đánh gía sát thực cho hoạt động đẩy mạnh dịch vụ cho vay tiêu dùng tới tận tay khách hàng.
- Do hành lang pháp lý cho hoạt động cho vay tiêu dùng còn chưa đầy đủ. Mặc dù thời gian qua đã có không ít những văn bản được ban hành tuy nhiên các văn bản đó còn cưa rõ ràng đầy đủ như quy định về tài sản bảo đảm, phát mại và xử lý tài sản….
- Do khách hàng không chứng minh được thu nhập và khả năng trả nợ của bản thân. Đây trở thành vấn đề bức thiết bởi vì khách hàng muốn vay vốn nhưng lại không chứng minh được năng lực của bản thân. Vì vậy ngân hàng không có căn cứ để cho khách hàng vay tiền.
- Do môi trường cạnh tranh, hiện nay môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, bất cứ một ngân hàng nào cũng muốn hoạt động cho vay của mình có sức thu hút khách hàng. Vì vậy nếu ngân hàng muốn tồn tại mà không có khách hàng đó là điều không thể. Ngày nay việc cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại ngày càng gay gắt, đồng thời việc cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài cũng cần rất phải chú ý
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 đã nghiên cứu thực trạng cho vay tiêu dùng củaNHNo& PTNT huyện Phú Xuyên một cách sát thực những vấn đề hiện đang tồn tại ở ngân hàng đồng thời tìm ra những nguyên nhân, hạn chế về việc đẩy mạnh hoạt động tín dụng tiêu dùng của ngân hàng để từ đó giúp tìm ra các biện pháp khắc phục nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng sẽ nghiên cứu ở chương 3. Thông qua đó giúp tín dụng tiêu dùng thật sự phát triển ở một vị thế mới đem lại nhiều lợi nhuận hơn cho ngân hàng.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHNo & PTNT HUYỆN PHÚ XUYÊN – TP HÀ NỘI
3.1.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHNo & PTNT HUYỆN PHÚ XUYÊN- TP HÀ NỘI