Về quản lý khai thác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của sự thay đổi trong quy hoạch sử dụng đất đến hệ số tiêu của huyện phú xuyên trong điều kiện biến đổi khí hậu (Trang 77)

2. Phương pháp nghiên cứu

3.3.2. Về quản lý khai thác

- Nâng cao công tác quản lý vận hành, phối hợp điều hành tiêu giữa các hệ thống; chủ động tiêu thoát nước đệm trước khi mưa úng xảy ra; hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

- Thực hiện công tác phân cấp công trình thuỷ lợi theo quy định tại quyết định số 11/2011/ QĐ-UBND ngày 7/2/2011 của UBND thành phố.

- Củng cố lại tổ chức thuỷ nông cơ sở, các HTX dùng nước; nâng cao hiệu quả quản lý các công trình do các HTX tự bơm tưới tiêu và hệ thống kênh mương, công trình nội đồng.

- Phân loại và từng bước xử lý và giải toả các vi phạm Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, hạn chế và giảm thiểu các vi phạm mới; Tiến hành cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ hệ thống công trình thuỷ lợi.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức và trách nhiệm của chính quyền các cấp; cộng đồng xã hội trong việc thực hiện Pháp lệnh bảo vệ và khai thác công trình thuỷ lợi.

3.3. Phương án cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu huyện Phú Xuyên

Huyện Phú xuyên có diện tích cần tiêu là 17110,43ha. Hiện trạng hướng tiêu như sau:

Tiêu trực tiếp ra sông Hồng có trạm bơm Khai Thái với 3 máy 25.000m3/h Tiêu trực tiếp ra sông Nhuệ do 16 trạm bơm đảm nhiệm như: Lễ Nhuế, Lễ Thượng, Bối Khê, Nội Cói….với tổng diện tích 5.793 ha, tổng lưu lượng thiết kế 64,0m3/s

Tiêu trực tiếp ra sông Duy Tiên do 11 trạm bơm đảm nhiệm như: Thường Xuyên, Cổ Trai, Thái Đa, Hòa Hạ….với tổng lưu lượng thiết kế 18,8m3/s.

Căn cứ vào hiện trạng tiêu, lưu vực tiêu và năng lực tiêu của các công trình đã có, khả năng dẫn nước của sông Nhuệ và các công trình điều tiết trên sông Nhuệ, đề xuất phương án tiêu cho huyện như sau:

Hướng tiêu ra sông Duy Tiên chỉ để lại 2 trạm bơm là Thái Đa và Thân Quy có tổng lưu lượng tối đa 8,0m3/s, tương đương 730ha.

Tiêu ra sông Nhuệ có 4.992 ha trên cơ sở chuyển 1.132ha lưu vực tiêu của trạm bơm Lễ Nhuế sang lưu vực tiêu của trạm bơm Khai Thái để tiêu ra sông Hồng.

Tiêu ra sông Hồng có 5.340ha bao gồm 4.208 ha lưu vực tiêu của trạm bơm Khai Thái cũ và 1.132ha lưu vực tiêu của trạm bơm Lễ Nhuế.

Tính toán cân bằng nước, áp dụng công thức: QKN – QYC =∆Q Trong đó: QKN = 20,70 m3/s

QYC = 5.340 ha x 14,87 l/s/ha = 79,40 m3/s ∆Q = -58,7 m3/s

Như vậy cần bổ sung thêm một công trình tiêu ra sông Hồng có lưu lượng không nhỏ hơn 58,70 m3/s. Căn cứ vào đặc điểm địa hình và hướng tiêu nước trên lưu vực trạm bơm Khai Thái, giải pháp đề xuất là xây dựng thêm trạm bơm Khai Thái 2 tại khu vực đầu mối của trạm bơm Khai Thái đã có, lưu lượng thiết kế 58,7 m3/s.

Mặt khác, huyện Phú Xuyên thành lập 2 khu đô thị là khu đô thị Phú Xuyên và khu đô thị Phú Minh. Phần lớn hai khu đô thị này thuộc phía hữu của đường cao tốc Hà Nội – Cầu Rẽ (khoảng 3.000ha), giải pháp tiêu cho khu vực này là xây dựng mới TB Phú Minh công suất 34m3/s để cùng với Lễ Nhuế 10x8000 và nâng cấp Gia Phú lên 10m3/s tiêu nước ra sông Nhuệ.

Ngoài 2 khu đô thị trên huyện còn thành lập khu công nghiệp Đại Xuyên, vì vậy để đáp ứng được yêu cầu tiêu của khu công nghiệp cần nâng cấp thêm trạm bơm Cổ Trai và Trạm bơm Thái Đa.

Ngoài ra tiến hành nạo vét sông Nhuệ theo quy hoạch tiêu nước sông Nhuệ (quyết định 937/QĐ-TTg ngày 26/7/2011). Đối với các kênh tiêu trong khu vực huyện như: sông Lương, , Sông Duy Tiên, Kênh Bìm, kênh Khai Thái, Kênh Bút, Kênh A2-7, Kênh A2-8 cũng phải nạo vét để tăng khả năng trữ nước và đảm bảo khả năng tiêu thoát nước khi cần thiết.

3.6. Kết luận chương 3

Chương 3 đã mô phỏng cho 2 trường hợp năm 2020 và năm 2050 đều chỉ ra rằng các đoạn kênh chính với thiết kế sơ bộ như trên có thể đảm được khả năng tiêu nước cho lưu vực với sự duy trì hình thức tiêu tự chảy. Qua đó nếu giả thiết với yêu cầu đặt ra là hệ thống kênh tiêu Huyện Phú Xuyên muốn đáp ứng được nhu cầu tiêu trong tầm nhìn tới năm 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng phức tạp và sâu sắc trong tương lai, tác giả xin kiến nghị nên tiếp tục phân kỳ đầu tư các dự án nâng cấp cải tạo trong thời gian tới như theo thiết kế sơ bộ đã đề xuất đối với hệ thống tiêu huyện Phú Xuyên nhằm theo kịp đáp ứng được mục tiêu phục vụ đời sống dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội trong vùng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của khu vực nói riêng đồng bộ với mục tiêu phát triển chung của huyện Phú Xuyên. Trong tương lai tầm nhìn tới năm 2050, một số hạng mục được đề xuất tiếp tục được đẩy mạnh triển khai gồm có:

- Nạo vét hạ thấp cao trình đáy kênh, tăng chiều sâu nước trong kênh như theo thiết kế sơ bộ.

- Mở rộng, đắp bờ kênh mương để giảm bớt tính phức tạp của địa hình gồ ghề, gia tăng tính ổn định cho lòng dẫn, hạn chế tràn bờ cục bộ.

- Xây dựng hồ điều hòa từ các diện tích mặt nước vốn có trong khu vực. - Chuyển đổi một số diện tích đất trũng sang nuôi trồng thủy sản

- Hoàn chỉnh các hệ thống thoát nước trong các khu dân cư, kết nối đồng bộ với hệ thống thoát nước của vùng; xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp để đảm bảo môi trường nước của các kênh, mương tiêu trong vùng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến nước ta. Biến đổi khí hậu có sự ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thống tiêu nước nói chung và các công trình tiêu nước nói riêng bởi đây là lĩnh vực dễ bị tác động bởi Biến đổi khí hậu. Do đó việc nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến hệ thống tiêu là rất cần thiết cho nhu cầu hiện tại và tương lai để đưa ra sự phân tích, đề xuất các giải pháp hợp lý, đặc biệt trong thời kỳ nhu cầu tiêu nước đang ngày càng đòi hỏi sự cấp thiết do quá trình thu hẹp dần diện tích nông nghiệp.

Nghiên cứu mô phỏng hệ thống tiêu có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiện trạng và đề xuất các phương án nâng cấp, cải tạo hệ thống tiêu. Trong những năm gần đây và trong tương lai khi mà biến đổi khí hậu đang diễn biến phức tạp, các yếu tố thời tiết thay đổi dẫn đến dòng chảy trong sông, kênh cũng thay đổi theo, vì vậy việc thiết kế cũng như cải tạo hệ thống tiêu khá phức tạp.

- Giả thuyết với yêu cầu đặt ra là hệ thống kênh tiêu huyện Phú Xuyên muốn đáp ứng được nhu cầu tiêu trong tầm nhìn tới năm 2050 trong điều kiện BĐKH đang diễn ra ngày càng phức tạp và sâu sắc trong trong tương lai.

- Đưa ra hệ số tiêu ứng với từng kịch bản: Lượng mưa, diện tích đất năm 2010 và lượng mưa, diện tích đất năm 2050.

- Hệ thống kênh mương cũng như các công trình đầu mối trạm bơm phải được mở rộng, nâng cấp.

- Tính một số vùng điển hình với các chỉ tiêu tính toán mới thì sẽ tính ra một số trạm bơm như: Khai Thái, Phú Minh, Cổ Trai...

- Phân tích hiện trạng và nguyên nhân gây úng ngập của lưu vực tiêu huyện Phú Xuyên.

- Mô phỏng được hiện trạng của hệ thống tiêu huyện Phú Xuyên ứng với kịch bản về lượng mưa tương lai 2020, 2050.

KIẾN NGHỊ

Với các kết quả tính toán và mô phỏng đã thu được từ luận văn, tác giả đã sơ bộ đưa ra phương án nâng cấp, cải tạo hệ thống tiêu huyện Phú Xuyên cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu tới năm 2020 và năm 2050. Tuy nhiên qua việc tính toán, kiểm tra đánh giá mô phỏng, tác giả vẫn chưa xét đến các yếu tố kinh tế xã hội khác, đồng thời việc tính toán thường được dựa trên các công thức đơn giản hóa và tính dựa theo giá trị trung bình mà không thông qua kiểm định. Điều này có thể dẫn đến sự bất hợp lý tại một khoảng thời gian hay một khoảng không gian cục bộ. Do đó, kết quả tính toán các thông số thiết kế có thể thiên lớn gây ra sự tốn kém. Hơn nữa, tác giả vẫn chưa đề xuất được các phương án, tiến độ cụ thể để giải quyết vấn đề tiêu cho thời kỳ năm 2050. Tác giả mong muốn sẽ có nhiều hơn nữa các dự án, đề tài nghiên cứu cho khu vực này để giải quyết triệt để vấn đề tiêu nước của hệ thống dưới tác động của Biến đổi khí hậu. Từ đó có thể đề xuất ứng dụng rộng rãi thành tựu nghiên cứu cho các lưu vực tương tự trên các vùng nông nghiệp của Việt Nam.

Trong quá trình làm luận văn, mặc dù tác giả đã hết sức cố gắng nhưng do thời gian thực hiện có hạn, số liệu thu thập chưa đầy đủ cũng như trình độ và kinh nghiệm thực tế của bản thân tác giả còn hạn chế nên trong luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả kính mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các nhà khoa học để khắc phục những mặt còn tồn tại và hạn chế của mình giúp cho bản luận văn được hoàn chỉnh hơn. Từ đó, tác giả có thể rút ra được kinh nghiệm cho bản thân mình đồng thời vận dụng tốt hơn những kiến thức đã học vào thực tế để đáp ứng được tốt hơn yêu cầu và nhiệm vụ của một người nghiên cứu.

Cần nghiên cứu kết hợp giữa giải quyết nước tưới cho cây trồng và việc tiêu thoát nước của khu vực khi các công trình chủ yếu lấy và tiêu nước ra sông Hồng.

Việc kết hợp đó phải đảm bảo vấn đề môi trường và chất lượng nước khi cung cấp nước cho vành đai xanh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và môi trường (2012), Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam, Hà Nội 2012.

2. Nguyễn Tuấn Anh (2013), Đánh giá tác động, xác định các giải pháp ứng phó, xây dựng và triển khai các kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trong các lĩnh vực Diêm nghiệp, Thủy lợi, Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội.

3. Phạm Ngọc Hải, Tống Đức Khang, Bùi Hiếu, Phạm Việt Hoà (2007), Giáo trình Quy Hoạch và Thiết Kế hệ thống thuỷ lợi - Nhà xuất bản Xây dựng. 4. Hà Văn Khối, Nguyễn Văn Tường, Dương Văn Tiển, Lưu Văn Hưng, Nguyễn

Đình Tạo, Nguyễn Thị Nga (2008). Giáo trình Thuỷ Văn Công Trình - Nhà xuất bản Khoa Học Tự Nhiên và Công Nghệ.

5. Nguyễn Đức Ngữ (2008), Biến đổi khí hậu, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

6. Bùi Nam Sách (2011), Luận án tiến sĩ

7. Phan Văn Tân (2009-2010), Nghiên cứu tác động của BĐKH toàn cầu đến các yếu tố và hiện tượng khí hậu cực đoan ở Việt Nam, khả năng dự báo và giải pháp chiến lược ứng phó, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Trần Thanh Xuân, Trần Thục, Hoàng Minh Tuyển (2011), Tác động của BĐKH đến tài nguyên nước Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

9. Trường Đại học Thủy lợi (2007), Giáo trình Quy hoạch và thiết kế hệ thống thủy lợi, NXB xây dựng.

10. Viện Khí tượng thuỷ văn và Môi trường (2008-2009), Tác động của BĐKH đến tài nguyên nước ở Việt Nam và các biện pháp thích ứng.

11. Viện Quy hoạch Thủy lợi (2012), Quy hoạch tổng thể thủy lợi đồng bằng Bắc Bộ trong điều kiện BĐKH và NBD.

12. Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, dự án ”Quy hoạch phát triển Nông nghiệp huyện Phú Xuyên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của sự thay đổi trong quy hoạch sử dụng đất đến hệ số tiêu của huyện phú xuyên trong điều kiện biến đổi khí hậu (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w