2. Phương pháp nghiên cứu
2.1.3. Tiêu cho lúa nước
Đặc điểm cơ bản của cây lúa là có khả năng chịu ngập. Khả năng chịu ngập này phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của cây lúa và được dặc trưng bởi hai yếu tố là độ sâu chịu ngập Amax và thời gian chịu ngập (thời gian tiêu cho phép) [T].
Trong đó:
t: thời gian mưa theo mô hình tính toán (ngày) Phương trình cân bằng nước mặt ruộng:
Pi - (hoi + qoi) = ±∆Hi (2.5) Trong đó:
- Pi là lượng mưa rơi xuống ruộng lúa trong thời gian ∆t (mm);
- hoi là lượng nước tổn thất do ngấm và bốc hơi trong thời đoạn ∆t (mm), lượng nước này lấy theo tiêu chuẩn thiết kế hệ số tiêu cho ruộng lúa 14TCN-60-88 đối với đồng bằng Bắc Bộ thường lấy khoảng 5-6 mm/ngày. Trong luận văn này ta chọn ho = 5 mm
- qoi là độ sâu lớp nước tiêu được trong thời đoạn tính toán (mm);
- ∆Hi là sự thay đổi tăng hoặc giảm lớp nước mặt ruộng trong thời đoạn tính toán ∆t (mm):
∆Hi = Hci – Hđi (2.6)
- Hci và Hđi là chiều sâu lớp nước mặt ruộng ở cuối thời đoạn và đầu thời đoạn tính toán.
Thời đoạn tính toán trong tính toán tiêu nước cho ruộng lúa thường lấy đơn vị là ngày. Hệ số tiêu cho ruộng lúa phụ thuộc vào quá trình lượng nước mưa rơi xuống, hình dạng và kích thước công trình tiêu nước mặt ruộng. Công trình tiêu nước ruộng lúa có thể là đập tràn, cống tiêu, ống dẫn hoặc xi phông. Thực tế quản lý nước trong các hệ thống thủy lợi cho thấy đập tràn vẫn là loại công trình tiêu nước mặt ruộng được áp dụng phổ biến trong các vùng chuyên canh lúa ở nước ta.
Khi công trình tiêu nước mặt ruộng là đập tràn thì đỉnh tràn có cao trình bằng cao trình mực nước mặt ruộng theo chế độ tưới thích hợp nhất. Trong tính toán tiêu nước, coi mực nước mặt ruộng trước khi xuất hiện mưa tiêu bằng cao trình ngưỡng tràn. Khi nước mưa rơi xuống thì mực nước trong ruộng tăng lên tự động chảy qua tràn và đổ trực tiếp xuống kênh tiêu. Trong trường hợp này, tính toán xác định hệ số tiêu nước cho ruộng lúa như sau:
* Nếu chế độ dòng chảy qua tràn là tự do, thời đoạn tính toán 1 ngày đêm, diện tích khu tiêu 1 ha, hệ số tiêu mặt ruộng xác định theo hệ phương trình sau:
Wi - 2Hi = qoi (2.7) qoi = 0,274 M.b0. Hi 3/2 (2.8) i H = 2 ) (Hi +Hi−1 (2.9) H da H×nh 1-trang 5
Hình 2-1. Sơ đồ tính toán tiêu nước mặt ruộng bằng đập tràn, chế độ chảy tự do
Trong đó:
- b0 : Chiều rộng đường tràn (m/ha);
- Hi : Cột nước tràn bình quân trong thời đoạn tính toán (mm) ; - Hi : Cột nước tiêu cuối thời đoạn tính toán (mm);
- Hi-1: Cột nước tiêu đầu thời đoạn tính toán (mm); - qoi : Độ sâu tiêu trong thời đoạn tính toán (mm); - M = m. 2.g , với m là hệ số lưu lượng của đập tràn;
- Wi được xác định theo công thức: Wi = (1+β ).Pi - hoi +2.Hi-1 - Pi : Lượng mưa rơi xuống trong thời đoạn tính toán (mm/ngày); - hoi : Độ sâu tổn thất nước trong thời đoạn tính toán (mm/ngày);
-β : Hệ số hiệu chỉnh độ sâu lớp nước cần tiêu trên ruộng, được xác định theo quy phạm.
- da: Độ sâu lớp nước mặt ruộng trước khi tiêu - hn: Độ sâu lớp nước sau tràn
* Nếu chế độ dòng chảy qua tràn là chảy ngập: Thời đoạn tính toán là 1 ngày đêm, diện tích khu tiêu 1 ha, hệ số tiêu mặt ruộng được xác định theo hệ phương trình sau:
Wi - 2Hi = qoi (2.10) qoi = 0,274 M.σ.b0. Hi 3/2 (2.11) i H = 2 ) (Hi +Hi−1 (2.12)
Trong đó: σ là hệ số chảy ngập, tra theo quy phạm còn các ký hiệu khác như đã giới thiệu ở trên.
H×nh 2 - trang 6
H
hn
Hình 2-2. Sơ đồ tính toán tiêu nước mặt ruộng bằng đập tràn, chế độ chảy ngập
2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của sự thay đổi trong quy hoạch sử dụng đất đến hệ số tiêu của huyện