2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thực trạng phát triển đô thị
Hệ thống đô thị của huyện tính đến thời điểm năm 2010 có 2 thị trấn là Phú Xuyên và Phú Minh. Đây là những trung tâm kinh tế, chính trị và là đầu mối tập trung chỉ đạo thống nhất toàn diện mọi hoạt động của huyện. Năm 2010 tổng diện tích đất đô thị của huyện là 807,52 ha, dân số 14.728 người, mật độ dân số bình quân 2.700 người/km2. Công trình phục vụ cho nhu cầu đô thị đã được xây dựng trước đây bao gồm: các trường trung học cơ sở, trường tiểu học, trường mẫu giáo, trung tâm y tế huyện, trạm y tế, sân vận động, cửa hàng bách hoá, chợ, dịch vụ…
Hệ thống trụ sở cơ quan là cơ cấu xây dựng chủ yếu của thị trấn. Khối công sở của các cơ quan Nhà nước, trụ sở của các tổ chức kinh tế được xây dựng khá hiện đại phù hợp với quy hoạch, có những toà nhà cao, tạo dáng hiện đại cho đô thị hầu hết đều kiên cố và vững chắc. Khối nhà dân đa số cũng xây dựng khá kiên cố nhưng còn tình trạng tự do, chiếm đất và không gian công cộng, không có quy hoạch xây dựng, kiểu dáng nông thôn. Hệ thống giao thông phát triển chưa tương
xứng so với yêu cầu. Hệ thống thoát nước chưa đủ năng lực tiêu thoát về mùa mưa. 100% số hộ thị trấn sử dụng điện quốc gia tuy nhiên hệ thống này đang bị xuống cấp, mạng cao thế, hạ thế phân bổ thiếu an toàn. Hệ thống điện chiếu sáng đô thị chưa đồng bộ mới có ở trục đường chính.Về cơ sở hạ tầng ở thị trấn mới chỉ đáp ứng cho nhu cầu hiện tại.
Dự kiến đến năm 2020 cả hai đô thị là thị trấn Phú Xuyên và Phú Minh trở thành đô thị công nghiệp, đầu mối giao thông vùng để phát triển Phú Xuyên trở thành đô thị vệ tinh cửa ngõ phía Nam của Thủ đô, đầu mối của các hành lang giao thông cấp quốc gia; xây dựng đô thị Phú Xuyên theo hướng mô hình đô thị sinh thái với các chức năng công nghiệp, trung chuyển phân phối nông sản vùng và đầu mối giao thông vùng.