Khung tăng nặng thứ hai

Một phần của tài liệu hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự việt nam – lý luận và thực tiễn (Trang 42)

Bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

- Hiếp dâm gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên;

+ Tương tự và như trường hợp hiếp dâm người chuyển giới gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 61%, trường hợp này nặng hơn (61% trở lên) và người phạm tội phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điểm a Khoản 3 Điều 111 Bộ luật Hình sự. Theo đó khung hình phạt sẽ là tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

- Biết mình nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;

+ Đây là tình tiết thuộc yếu tố chủ quan của tội phạm nên ý thức chủ quan của người phạm tội cần được xác định rõ, vì thế, để áp dụng tình tiết này, chúng ta cần xác định người phạm tội đã biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn còn hiếp dâm người chuyển giới. Nếu người phạm tội không biết mình bị nhiễm HIV và đã hiếp dâm người chuyển giới khiến nạn nhân bị nhiễm HIV thì không áp dụng tình tiết này. Chỉ cần người phạm tội bị nhiễm HIV mà vẫn còn hiếp dâm người chuyển giới, bất kể nạn nhân có bị nhiễm HIV hay không, chúng ta vẫn có thể áp dụng tình tiết này đối với người phạm tội. Tình tiết định khung tăng nặng “biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội” mới được quy định trong Bộ luật Hình sự nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội. Trong Bộ luật Hình sự năm 1999 còn quy định thêm hai tội về lây truyền HIV, đó là tội lây truyền HIV cho người khác (Điều 117) và tội cố ý lây truyền HIV cho người khác (Điều 118), do đó, việc hiểu rõ tình tiết tăng nặng này, phân biệt với hai tội danh trên sẽ giúp cho việc áp dụng trên thực tế đúng đắn hơn. Khác với chủ thể của Tội có ý lây truyền HIV cho người khác là người không bị nhiễm HIV, ở tình tiết tăng nặng “người phạm tội biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội” rõ ràng chủ thể chỉ có thể là người bị nhiễm HIV. Ở Tội lây truyền HIV cho người khác thì chủ thể của tội phạm cũng là người biết mình bị nhiễm HIV nhưng hành vi lây truyền HIV cho người khác lại là cố ý, người phạm tội chú tâm lây truyền HIV sang cho nạn nhân. Điều này khác với ý chí không cố ý lây truyền HIV của người phạm tội ở tình tiết tăng nặng đang xem xét.

- Hiếp dâm làm nạn nhân chết;

+ Nạn nhân trong trường hợp này chết là do bị hiếp dâm và hậu quả chết là nằm ngoài ý thức của người phạm tội, trường hợp hiếp dâm người chuyển giới làm nạn nhân chết là trường hợp nạn nhân do sức yếu đã không chịu nổi sự hãm hiếp của người phạm tội nên bị chết. Có trường hợp nạn nhân do sợ quá mà ngất đi và sau đó bị chết thì cũng thuộc trường hợp hiếp dâm người chuyển giới làm nạn nhân chết. Đây là trường hợp nạn nhân là người chuyển giới chết do bị hiếp dâm, nếu nạn nhân chết vì lý do khác mà

không phải do bị hiếp thì không truy cứu theo tình tiết này mà tùy trường hợp cụ thể người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm người chuyển giới và tội phạm tương ứng với hành vi làm cho nạn nhân bị chết. Nếu người phạm tội vì sợ lộ mà giết nạn nhân hay vẫn cứ giao cấu dù biết rằng nạn nhân sắp chết (để mặc hậu chết người) thì người phạm tội phải bị truy cứu thêm tội giết người.

- Hiếp dâm làm nạn nhân tự sát;

+ Làm nạn nhân tự sát là trường hợp các nạn nhân bị hãm hiếp đã có hành vi tước đoạt tính mạng của mình. Hậu quả này là do nạn nhân cảm thấy quá xấu hổ, tủi nhục vị bị hiếp dâm, tổn hại quá lớn về mặt tinh thần, không chịu nổi nên đã tự sát. Trên thực tế, rất khó có thể xác định được việc nạn nhân tự sát có phải nguyên nhân là do bị hiếp dâm hay không. Có thể là do nguyên nhân khác như thất tình, bị kịch gia đình, trốn nợ... mà nạn nhân đã có ý định tự tử, sau khi bị hiếp dâm lại càng củng cố thêm ý định và đã thực hiện. Do vậy, việc xác định rõ quan hệ nhân quả giữa việc bị hiếp dâm và tự tử là hết sức quan trọng. Trong trường hợp, nếu vị bị hiếp dâm mà nạn nhân tự sát thì không cần xác định nạn nhân có bị chết hay không, người phạm tội vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tình tiết này. Tức là nạn nhân có bị chết hay không không phải là dấu hiệu bắt buộc để xác định tình tiết phạm tội này. Tuy nhiên, nếu nạn nhân tự sát mà bị chết thì người phạm tội sẽ phải chịu mức hình phạt cao hơn trường hợp nạn nhân tự sát mà không chết do hậu quả nguy hiểm cho xã hội cao hơn.

 Đối với trường hợp nạn nhân chuyển giới là người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 5 năm đếm 10 năm. Tuy nhiên, nếu phạm tội đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nhưng lại thuộc trường hợp nói tại khung tăng nặng thứ nhất và khung tăng nặng thứ hai thì xét xử theo các khung đó. Việc xác định tuổi của nạn nhân là mang tính khách quan, không phụ thuộc vào thái độ tâm lý của người phạm tội (không cần biết người phạm tội có biết được điều đó hay không).

KẾT LUẬN

Từ những nội dung đã nghiên cứu, tác giả rút ra được những kết luận sau:

Thứ nhất, cần có hướng dẫn mới về định nghĩa thuật ngữ “giao cấu”, thay đổi nhận thức về định nghĩa thuật ngữ này có ý nghĩa trong việc xác định chủ thể rộng hơn của tội hiếp dâm và hiếp dâm trẻ em. Nó giúp các cơ quan có thẩm quyền xác định đúng tội danh theo luật định, đảm bảo sự hợp pháp của việc định tội. Nhà làm luật cần thiết căn cứ vào thực tiễn để có sự phù hợp và cũng dự phòng nhưng tình huống có thể

xảy ra, định nghĩa “giao cấu” cần được mở rộng và khái quát hơn như: “Giao cấu là bất

kỳ sự cọ sát trực tiếp nào giữa các bộ phận sinh dục của những người khác nhau. Hành vi này được xem xét ở cả những người khác giới hay đồng giới”. Theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Hình sự Việt Nam thì cấu thành cơ bản của tội hiếp dâm còn đơn giản, chưa chặt chẽ, chưa rõ ràng. Về chủ thể của tội phạm, Điều 111 không quy định chủ thể là nam hay nữ mà quy định “người nào”, như vậy chủ thể của tội hiếp dâm có thể là nam, cũng có thể là nữ. Nhưng trong thực tiễn xét xử và từ khái niệm giao cấu thì người trực tiếp thực hiện hành vi hiếp dâm phải là người có giới tính nam và khi có sự việc người nam giao cấu với người nữ thì mới có thể có hành vi hiếp dâm. Phải quy định lại khái niệm giao cấu, vì thế chủ thể rộng, có thể là nam hoặc nữ thì hành vi khách quan cũng cần thiết được mô tả rộng hơn trong quy định của điều luật như giao cấu trái ý muốn hoặc không có ý muốn của nạn nhân bằng các thủ đoạn như dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân, tình trạng không thể biểu lộ ý chí của nạn nhân, hoặc tạo ra tình trạng không thể tự vệ, không thể biểu lộ ý chí của nạn nhân. Điều này phù hợp với chủ thể phạm tội là nam hoặc nữ, nhất là trong thực tiễn hiện nay đã xuất hiện một vài tình huống mà chủ thể phạm tội là nam hoặc nữ đã tạo ra tình huống không thể tự vệ để giao cấu trái ý muốn với nạn nhân là người chuyển giới mà không bị định tội hiếp dâm. Bổ sung quy định này là phù hợp với thực tiễn và học kinh nghiệm một số nươc có pháp luật tiến bộ trên thế giới.

Thứ hai, do nhu cầu hoàn thiện pháp luật để phù hợp với điều kiện phát triển và tình hình xã hội là một nhu cầu cấp thiết và cần thực hiện ngay. Theo quan điểm của người viết nên đưa thêm một tội hiếp dâm người chuyển giới vào Bộ luật hình sự hoặc đưa ra hướng dẫn cụ thể về khách thể của tội hiếp dâm. Với tình hình xã hội Việt Nam hiện tại thì số lượng người chuyển giới ngày càng tăng. Mà hiện nay, trong trường hợp một người dùng vũ lực đe dọa dùng vũ lực để quan hệ tình dục với người cùng giới hoặc người chuyển giới (theo các hình thức quan hệ tình dục đồng tính nam, quan hệ tình dục đồng tính nữ, hoặc quan hệ nam nữ thường gặp) thì danh dự, nhân phẩm, đời sống tinh thần của nạn nhân bị tổn thương không kém gì các nạn nhân trong những

hành vi hiếp dâm. Nhưng theo quy định của Điều 111 Bộ luật Hình sự, hành vi qua hệ đó không phạm vào tội hiếp dâm. Trường hợp này, thường các cơ quan pháp luật chỉ xem là hành vi dâm ô nếu nạn nhân trên 13 tuổi thì không thể truy tố, xét xử được.

Trong quá trình nghiên cứu luận văn người viết đã phân tích những quy định của pháp luật một cách đơn giản nhất, tìm hiểu những bất cập của thực tiễn đời sống kèm theo các số liệu chỉ nhằm mang tính chất giúp người đọc dễ dàng nắm bắt vấn đề và hiểu rõ hơn, người viết cũng mong muốn góp một phần nhỏ nghiên cứu của mình vào công trình nghiên cứu pháp luật của nước ta. Từ đó làm cho quá trình áp dụng luật trở nên dễ dàng, rõ ràng, minh bạch hơn, giảm thiểu đi những bất cập khi áp dụng pháp luật trong đời sống xã hội.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ***************

Văn bản pháp luật

1. Hiếp pháp năm 2013, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật.

2. Bộ luật Hình sự 1999 sữa đổi, bổ sung năm 2009, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự

thật, 2011.

3. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, 2013.

4. Bộ luật Dân sự 2005, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, 2011.

5. Bộ luật Hình sự 1985, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật,1988 (hết hiệu lực).

6. Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 05/8/2008 của Chính phủ về xác định lại

giới tính, theo đó việc xác định lại giới tính chỉ được thực hiện đối với người có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa được định hình chính xác.

7. Bản tổng kết 329/HS2 ngày 11/5/1967 của Tòa án nhân dân tối cao.

Giáo trình, sách, tạp chí tiếng Việt

1. Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Trường Đại học luật Hà Nội, Nxb Công an

nhân dân, 2001.

2. Nguyễn Ngọc Diệp, 550 Thuật ngữ chủ yếu trong pháp luật Hình Sự Việt Nam,

Nxb. TPHCM.

3. Phạm Văn Beo, Giáo trình luật Hình Sự Việt Nam, quyển 2, Nxb. Chính Trị

Quốc Gia, 2009.

4. Phạm Quỳnh Phương, Lê Quang Bình, Mai Thanh Tú, Người chuyển giới ở

Việt Nam – Những vấn đề thực tiễn và pháp lý, Hà Nội, 2012.

5. Trương Am, Tác động tâm lý trong hoạt động điều tra hình sự, Nxb. Công an

nhân dân, Hà Nội, 2001.

6. Trương Hồng Quang, Người chuyển giới tại Việt Nam dưới góc nhìn pháp lý,

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 21, tháng 11-2011.

7. Trương Hồng Quang, Tìm hiểu một số vấn đề dưới góc độ pháp lý về đồng tính,

song tính và chuyển giới, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, 2013.

8. Từ điển tiếng Việt, Nxb. Trung tâm từ điển ngôn ngữ Việt Nam, 1992.

Tài liệu tiếng nước ngoài

1. Chambers, L, Unprincipled exclusions: Feminist Theory, transgender

jurisprufdence, and Kimberly Nixon, Canadian Journal off Woman and the

Law, 2007, 19.

2. Cf. Gainor , Gender identify refer to “one ‘s sense of oneself as male, female,

or transgender” (American Psychlogical Association, 2006). When one’s gender odentify and biological sex are not congruent, the individual may identify as transsexual or as another transgender category , 2000.

3. Cf. Del, Human Rights Watch, Controlling Bodies, Denying Identities, Human

Rights Violations againts Trans People in the Netherlands, 2011.

4. ILGA, LGBT world legal wrap up survey, 2006.

5. Stuckey, J, Spirit possession and the golddes Ishtar in ancient Mesopotamia,

Matri Focus, 2008, 8(1).

Danh mục các trang thông tin điện tử

1. Autralian Government comlaw, Criminal Code Act 1995 (Australia), bản đã

được sữa đổi, bổ sung ngày 1/07/2013, nguồn:

http://www.comlaw.gov.au/Details/C2013C00366, [truy cập ngày 11-10-2014].

2. Autralian Government comlaw, Commonwealth Authorities and Companies Act

1997, bản đã được sữa đổi, bổ sung ngày 13/6/2013, nguồn:

http://www.comlaw.gov.au/Details/C2013C00259, [truy cập ngày 11-10-2014].

3. Luật sư Trương Thanh Tú, Khó quy tội hiếp dâm người chuyển giới, Trương

Thanh Tú, http://luatsutruonganhtu.com/Tu-van-luat/Kho-quy-toi-hiep-dam-

nguoi-chuyen-gioi/pageid/105/ctl/2/itemid/105240, truy cập ngày [7-10-2014].

4. Matichon online, Cuộc bầu chọn dành cho người chuyển giới,

nguồn:http://www.matichon.co.th/default.php?newsid=1368761631&gripid&ca

tid=19&subcatid=1904, [truy cập ngày 13-10-2014].

5. Macleans, Ví dụ tại Canada có 8/10 tỉnh miễn phí chi phí phẩu thuật chuyển đổi

giới tính cho người chuyển giới, nguồn:http://www.macleans.ca/news/nova-

scotia-government-to-cover-cost-of-gender-reassignment-surgeries/, [truy cập

ngày 19-9-2014].

6. Nghiên cứu lập pháp văn phòng Quốc hội, Bảo đảm quyền của người đồng tính,

người chuyển giới trong tư pháp hình sự, Thái Thị thùy Dung, Vũ Thị Thúy,

nguồn: http://www.nclp.org.vn/ban_ve_du_an_luat/van-hoa-xa-hoi/bao-111am-

quyen-cua-nguoi-111ong-tinh-nguoi-chuyen-gioi-trong-tu-phap-hinh-su, [truy

cập ngày 28-9-2014].

7. News zing, Anh chàng chuyển giới bị hiếp dâm, tòa án đau đầu, nguồn:

http://news.zing.vn/Anh-chang-chuyen-gioi-bi-hiep-dam-toa-an-dau-dau-

post91901.html, [truy cập ngày 9-10-2014].

8. Ontario, Những việc mà một người muốn đổi giới tính trên giấy tờ do Chính

phủ cấp phải làm tại tỉnh Ontario (Canada), nguồn:

http://www.ontario.ca/government/changing-your-sex-designation-your-birth-

registration-and-birth-certificate, [truy cập ngày 19-9-2014].

9. Pháp luật TPHCM, Bi kịch của người chuyển giới – Bài 3: Luật có nên xem

http://plo.vn/tam-su/bi-kich-cua-nguoi-chuyen-gioi-bai-3-luat-co-nen-xem-xet-

356254.html, [truy cập ngày 19-9-2014].

10.Rolo entertawment, Thoát tội hiếp dâm nhờ “hiếp nhầm” đàn ông, Afamily,

nguồn: http://art.rolo.vn/a/chi-tiet/710360610637815/thoat-toi-cuong-dam-nho-

%E2%80%9Chiep-nham%E2%80%9D-dan-ong/, [truy cập ngày 9-10-2014].

11.Tư vấn pháp luật, Vụ hiếp dâm người chuyển đổi giới tính: Xử

được!,http://tuvanphapluat.com.vn/home.php?sub_id&id=308, [truy cập ngày 27-09-2014].

12.Vnexpress, Hiếp dâm người chuyển đổi giới tính có bị xử lý?, Hồng Anh,

http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/tu-van/hiep-dam-nguoi-chuyen-doi-gioi-

tinh-co-bi-xu-ly-2234642.html, [truy cập ngày 7-10-2014].

13.Victoria Current Acts, Crimes Act 1958 (bang Vitoria, Australia), bản đã được

sữa đổi bổ sung ngày 10/02/2013, nguồn:

http://www.austlii.edu.au/au/legis/vic/consol_act/ca195882/s38.html, [truy cập

ngày 11/10/2014].

Một phần của tài liệu hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự việt nam – lý luận và thực tiễn (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)