giới ở Việt Nam
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định nào công nhận lại giới tính cho người phẫu thuật chuyển giới (trừ trường hợp do khiếm khuyết tự nhiên có quy định tại Nghị định 88/2008/NĐ-CP) nên chưa đủ căn cứ xác định họ là khách thể của tội hiếp dâm. Với loại tội về xâm hại tình dục thì khách thể trực tiếp (người bị xâm hại) phải là nữ giới( theo quan niệm xử các vụ án thực tiễn). Tuy rằng người chuyển giới đã phẫu thuật chuyển đổi giới tính, ở thời điểm bị xâm hại về mặt sinh học họ là nữ giới, nhưng trên mặt pháp lý về vấn đề hành chính thì họ vẫn mang giới tính ban đầu là nam giới. Vì vậy, cơ quan chức năng khó mà quy tội hiếp dâm (theo Điều 111 của Bộ luật Hình sự năm 1999 sữa đổi, bổ sung năm 2009) đối với người hiếp dâm người chuyển giới.
Tương tự với vấn đề hiếp dâm người chuyển giới, vấn đề trẻ em bị một người cùng giới hiếp dâm hoặc thỏa mãn quan hệ tình dục vẫn chưa được pháp luật điều chỉnh. Đây cũng là một vấn đề chưa được quy định rõ ràng ở Việt Nam hiện nay. Trên thực tế, mặc dù các quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 sữa đổi, bổ sung năm 2009 đều chỉ sử dụng khái niệm “người nào” trong các tội về hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em (mọi quan hệ tình dục với trẻ em nữ dưới 13 tuổi (dù trẻ em bị cưỡng bức hay đồng ý) đều cấu thành và vị xử lý về tội “hiếp dâm trẻ em”). Dù thế, khái niệm giao cấu vẫn được hiểu theo nghĩa truyền thống là việc giao hợp giữa hai người khác giới tính. Nhiều trường hợp hiếp dâm trẻ em (hai người cùng giới, ví dụ nam – nam) nhưng đã được chuyển thành “tội dâm ô trẻ em” với khung hình phạt thấp hơn.