Dấu hiệu pháp lý

Một phần của tài liệu hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự việt nam – lý luận và thực tiễn (Trang 34)

Thực hiện Xâm hại

(hành vi phạm tội)

(người phạm tội) (đối tượng bị xâm hại) Chủ thể: Chủ thể của tội phạm là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong luật hình sự và phải thỏa mãn hai điều kiện, điều kiện về năng lực trách nhiệm hình sự và điều kiện về độ tuổi là những dấu hiệu pháp lý bắt buộc của chủ

Tội phạm là khách thể thống nhất bốn yếu tố không thể tách rời nhau, tội hiếp dâm người chuyển giới cũng không ngoại lệ

Chủ thể của tội hiếp dâm người chuyển giới Mặt khách quan Hành vi phạm tội Mặt chủ quan Khách thể của tội hiếp dâm người chuyển giới

thể của tội phạm. Vì vậy giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Trường Đại học luật Hà

Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, 2001 đã định nghĩa: “Chủ thể của tội phạm là

người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định và đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể”.

- Chủ thể của tội phạm này là chủ thể thường, có thể là nam giới hay nữ giới. Nhưng xuất phát từ hướng dẫn của Bản tổng kết 329/HS2 ngày 11/5/1967 của Tòa án

nhân dân tối cao về khái niệm giao cấu được hiểu như sau “Giao cấu: chỉ cần cósự cọ

sát dương vật vào bộ phận sinh dục người phụ nữ (bộ phận từ môi lớn trở vào) ý thức ấn vào trong không kể sự xâm nhập của dương vật là sau hay cạn, không kể có xuất tinh hay không……” ( từ khi chưa có Bộ luật Hình sự). Từ đó cho đến nay, theo lối mòn tư duy và tiền lệ trước đó nên phần lớn các nhà luật gia mặc nhiên thừa nhận chủ thể của loại tội phạm này là nam giới. Nữ giới chỉ có thể tham gia trong trường hợp đồng phạm với vai trò là người xúi dục, giúp sức hay tổ chức mà không phải là người thực hành.

- Khi thực hiện hành vi hiếp dâm người chuyển giới, người phạm tội nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi này nhưng vẫn thực hiện dù có khả năng kiềm chế không thực hiện hành vi phạm tội trên, họ có đủ khả năng để lựa chọn một cách xử sự khác không phải là hiếp dâm người chuyển giới. Bộ luật Hình sự năm 1999 không quy định trực tiếp thế nào là có năng lực trách nhiệm hình sự mà chỉ quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự (Điều 12) và quy định như thế nào là trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự. Như vậy, có thể hiểu người có năng lực trách nhiệm hình sự là người đã đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 1999 và không thuộc trường hợp mất năng lực trách nhệm hình sự theo Điều 14 Bộ luật Hình sự năm 1999. Do đó, việc kiểm tra yếu tố chủ thể của tội phạm trên thực tế đã được đơn giản hóa, người ta áp dụng thường chỉ xác định độ tuổi và các dấu hiệu nếu có nghi ngờ mới phải kiểm tra tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự.

- Ngoài việc phải có năng lực trách nhiệm hình sự của chủ thể, tội phạm còn phải đạt tới độ tuổi nhất định theo luật định thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

+ Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định: “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải

chịu trách nhiệm hình sự về mọi loại tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng

+ Khoản 3 Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định: “tội phạm rất nghiêm

trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm

gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”.

- Đối chiếu với quy định của Điều 111 Bộ luật Hình sự năm 1999 ta thấy: Khoản

1 thuộc loại tội phạm nghiêm trọng; Khoản 2 thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng; Khoản 3 thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Do đó, chủ thể của tội hiếp dâm người chuyển giới phải đạt độ tuổi để chịu trách nhiệm hình sự là từ đủ 16 tuổi trở lên. Tuy nhiên, người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ có thể chịu trách nhiệm hình sự theo các Khoản 2, 3, 4 Điều 111 Bộ luật Hình sự năm 1999.

Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội phạm là tổng hợp tất cả những biểu hiện

của tội phạm diễn ra và tồn tại bên ngoài thế giới khách quan30. Không phải tất cả các

biểu hiện của mặt khách quan đều được phản ánh trong cấu thành tội phạm cơ bản mà chỉ có dấu hiệu hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội là bắt buộc trong mọi cấu thành tội phạm cơ bản (ví dụ: cầm dao, chạy xe). Trong mặt khách quan của tội hiếp dâm người chuyển giới chỉ có dấu hiệu hành vi khách quan là dấu hiệu bắt buộc duy nhất được phản ánh trong cấu thành tội phạm cơ bản của tội phạm này.

- Hiếp dâm người chuyển giới là một trường hợp cụ thể của tội hiếp dâm nói

chung đã được mô tả cụ thể tại quy định Điều 111 Bộ luật Hình sự. Trên cơ sở Khoản 1 Điều 111 Bộ luật Hình sự năm 1999, hành vi khách quan của tội hiếp dâm người chuyển giới gồm có hai hành vi riêng biệt. Hành vi thứ nhất là hành vi đơn phương đa dạng, nhà làm luật mô tả dưới dạng một số hành vi có tính thay thế lẫn nhau, đó là: hành vi dùng vũ lực, hành vi đe dọa dùng vũ lực, hành vi lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân là người chuyển giới và hành vi dùng thủ đoạn khác. Hành vi thứ hai là hành vi giao cấu trái ý muốn của nạn nhân chuyển giới.

+ Hành vi thứ nhất: Sử dụng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc sử dụng các thủ đoạn khác như sử dụng thuốc mê, thuốc ngủ, thuốc kích dục…nhằm là tê liệt sự kháng cự của nạn nhân, làm cho nạn nhân sợ hãi, tê liệt về ý chí hoặc không dám kháng cự để người phạm tội thực hiện hành vi giao cấu.

+ Hành vi thứ hai: Hành vi giao cấu trái ý muốn của nạn nhân là người chuyển giới. Đây là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.

 Giao cấu trong tội hiếp dâm người chuyển giới là quan hệ tình dục nhằm thỏa mãn dục vọng của người phạm tội. Mức độ thực hiện hành vi này có thể khác nhau: có thể chỉ mới bắt đầu thực hiện hành vi, cũng có thể đã thỏa mãn về mặt sinh lý của người phạm tội. Đây là tội phạm cụ thể của tội hiếp dâm quy định tại Điều 111 Bộ luật hình sự, tội hiếp dâm người chuyển giới cũng có cấu thành hình thức. Tội phạm được xem là

30

Tiến sĩ Phạm Văn Beo, Giáo trình Hình sự Việt Nam, quyển 1, Nxb. Chính Trị Quốc Gia, 2008, tr.108.

hoàn thành khi can phạm thực hiện một trong số các hành vi khách quan nói trên. Nếu can phạm mới thực hiện được hành vi dùng vũ lực, de dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác nhằm giao cấu trái ý muốn của nạn nhân chuyển giới nhưng chưa thực hiện được hành vi giao cấu thì được coi là phạm tội chưa đạt.

 Muốn biết giao cấu có trái ý muốn của nạn nhân hay không thì phải xét đến nhiều yếu tố: hoàn cảnh, sự chống cự của nạn nhân chuyển giới...

+ Hậu quả nguy hiểm cho xã hội, động cơ mục đích phạm tội... không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm của tội hiếp dâm người chuyển giới nhưng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc quyết định hình phạt vì xét ở một khía cạnh nào đó, mức độ của hậu quả là căn cứ để đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Hơn nữa, trong nhiều trường hợp việc xác định hậu quả của tội phạm còn có ý nghĩa quan trọng trong việc định khung hình phạt trong cấu thành tăng nặng như: làm nạn nhân chết hoặc tự sát, gây tổn hại sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 61% hoặc 61% trở lên ...

Mặt chủ quan: Mặt chủ quan của tội phạm là hoạt động tâm lý bên trong của con người phạm tội. Với ý nghĩa của một mặt của thể thống nhất tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm không tồn tại độc lập mà luôn liền với mặt khách quan của tội phạm. Hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội luôn luôn gắn liền với các biểu hiện bên ngoài của tội phạm. Mặt chủ quan của tội phạm bao gồm các nội dung chủ yếu là động cơ (điều thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội), mục đích (điều người phạm tội nhằm đạt đến khi thực hiện hành vi phạm tội) và lỗi (lý trí và ý chí của người phạm tội đối với những biểu hiện bên ngoài của tội phạm).

- Trong cấu thành tội phạm của tội hiếp dâm người chuyển giới thì chỉ có lỗi là nội dung bắt buộc. Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội bị coi là có lỗi nếu hành vi đó là kết quả của sự lựa chọn của họ trong khi họ có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội. Lỗi của người phạm tội hiếp dâm người chuyển giới là lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi giao cấu của mình là trái ý muốn của nạn nhân, nguy hiểm cho xã hội, tuy có đủ điều kiện lựa chọn thực hiện hành vi phù hợp với đòi hỏi của xã hội nhưng vẫn thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, thực hiện hành vi giao cấu trái ý muốn của nạn nhân bằng một trong số những thủ đoạn nêu trên (hành vi dùng vũ lực, hành vi đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc dùng thủ đoạn khác).

- Khi xác định lỗi của người phạm tội cần chú ý rằng: Trên thực tế, chủ thể của các tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức có thể mong muốn hoặc chấp nhận đặc điểm nhất định mà không phải là đặc điểm hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà tội hiếp

dâm người chuyển giới lại là một tội phạm có cấu thành hình thức nên lỗi của người phạm tội có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp, người phạm tội có thể mong muốn thực hiện hành vi giao cấu trái ý muốn với nạn nhân là người chuyển giới hoặc không quan tâm nạn nhân có phải là người chuyển giới hay không. Cũng do tội hiếp dâm người chuyển giới có cấu thành hình thức nên việc xác định lỗi ở đây không phụ thuộc vào đặc điểm hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

Mặt khách thể: Khách thể của tội phạm nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất được một nhóm các quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ và bị một nhóm tội phạm xâm

hại31. Theo Luật hình sự Việt Nam, những quan hệ xã hội được coi là khách thể bảo vệ

của Luật hình sự là những quan hệ xã hội đã được nêu trong Điều 8 của Bộ luật Hình sự năm 1999 sữa đổi, bổ sung năm 2009. Tội phạm trên thực tế dù rất đa dạng về các mặt chủ thể, chủ quan, khách quan nhưng nếu xâm hại đến các quan hệ xã hội có cùng tính chất sẽ được xếp chung vào một chương trong Bộ luật Hình sự. Thông qua việc xem xét các nhóm khách thể định, chúng ta có thể đánh giá được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội cụ thể khi thực hiện xâm hại đến một trong số các khách thể của nhóm. Việc sắp xếp các chương trong phần các tội phạm dựa theo khách thể loại là hết sức hợp lý và khoa học. Các khách thể bảo vệ của pháp luật hình sự là hệ thống các quan hệ xã hội được nhà nước xác lập và bảo vệ bằng các quy phạm pháp luật hình sự. Việc nhận thức như vậy về khách thể của hành vi phạm tội, về bản chất chính trị xã hội của nó liên quan hữu cơ với khái niệm vật chất về tội phạm. Pháp luật hình sự xác lập bảo vệ các quan hệ đó, góp phần phát triển và củng cố các quan hệ đó bằng cách đấu tranh với các hành vi xâm hại đến các quan hệ xã hội nói trên. Tư tưởng đó được thể hiện một cách nhất quán rõ nét trong pháp luật hình sự của nước ta từ trước đến nay. Tuy nhiên không phải tất cả các quan hệ xã hội tồn tại trong xã hội nước ta đều được pháp luật hình sự xác lập và bảo vệ. Chẳng hạn, các quan hệ xã hội được xác lập giữa con nợ và chủ nợ được pháp luật dân sự bảo vệ, nhưng các quan hệ đó cũng nhận được pháp luật hình sự bảo vệ, có thể trở thành khách thể của tội phạm chỉ trong từng trường hợp sự xâm hại đã được thực hiện đến các quan hệ có tính nguy hiểm cao cho xã hội. Nhóm các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ không phải bất biến mà có sự thay đổi theo sự phát triển của xã hội.

- Tội hiếp dâm người chuyển giới xâm hại đến quan hệ xã hội được pháp luật hình

sự bảo vệ là quyền bất khả xâm phạm về tình dục, danh dự, nhân phẩm của con người mà cụ thể hơn đó là xâm hại tình dục của người chuyển giới. Đồng thời, hành vi hiếp dâm người chuyển giới còn gây khủng hoảng tinh thần của nạn nhân và trong một số trường hợp, còn ảnh hưởng đến sức khỏe của nạn nhân.

31

Tiến sĩ Phạm Văn Beo, Giáo trình Hình sự Việt Nam, quyển 1, Nxb. Chính Trị Quốc Gia, 2008, tr.102

- Đối tượng tác động của tội hiếp dâm người chuyển giới có đặc điểm bắt buộc về độ tuổi. Nạn nhân của tội này là người chuyển giới từ đủ 16 tuổi trở lên, nạn nhân dưới 16 tuổi là của tội hiếp dâm trẻ em.

Một phần của tài liệu hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự việt nam – lý luận và thực tiễn (Trang 34)