Hình phạt

Một phần của tài liệu hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự việt nam – lý luận và thực tiễn (Trang 39)

Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Hình phạt được quy định trong Bộ luật Hình sự và do tòa án quyết định” (Điều 26 Bộ luật Hình sự năm 1999 sữa đổi, bổ sung năm 2009).

Điều 111 đã quy định hai hình phạt nghiên khắc nhất trong hệ thống hình phạt chính của Luật Hình sự là: tù có thời hạn và tù chung thân; bên cạnh đó còn có hình phạt bổ sung áp dụng đối với người thực hiện hành vi phạm tội hiếp dâm người chuyển giới.

- Hình phạt tù có thời hạn: Tù có thời hạn cũng là một hình phạt chính rất nghiêm

khắc trong Luật Hình sự. Tù có thời hạn buộc người kết án phải cách ly khỏi xã hội trong một thời gian nhất định đề học tập, lao động, cải tạo. Đây là loại hình phạt mà người bị kết án bị hạn chế tự do trong một thời gian nhất định tại trại giam và phải tuân theo các nội quy, quy chế trại giam. Hình phạt này không chỉ nhằm mục đích trừng trị mà còn cách ly người bị kết án ra khỏi xã hội, ngăn chặn việc họ tiếp tục phạm tội mới. Vì thế, hình phạt tù thường được áp dụng đối với hầu hết các tội phạm trong đó có tội hiếp dâm người chuyển giới.

- Tù chung thân: tù chung thân là một hình phạt rất nặng, có thể nói chỉ sau hình

phạt tử hình. Về bản chất thì hình phạt tù chung thân cũng có nhiều điểm tương đồng với hình phạt tù có thời hạn: người bị kết án cũng bị giam tại các trại giam, cách ly với xã hội bên ngoài, bị buộc phải cải tạo theo quy chế và học tập, lao động, rèn luyện riêng áp dụng cho các phạm nhân bị giam giữ tại các trại giam. Nhưng hình phạt tù chung thân có mức độ nghiêm khắc hơn rất nhiều, thể hiện ở chỗ thời gian người bị kết án bị giam là không thời hạn, bị giam trong trại giam suốt đời. Do nghiêm khắc như vậy nên hình phạt tù chung thân được áp dụng đối với người phạm tội hiếp dâm khi tính chất, mức độ của hành vi phạm tội mà họ đã gây ra cho xã hội là rất cao, không thể chỉ phạt tù có thời hạn nhưng cũng chưa tới mức phải áp dụng hình phạt tử hình .

- Hình phạt bổ sung: Hình phạt bổ sung được áp dụng đối với người phạm tội với

ý nghĩa nhằm tăng cường hiệu lực cũng như hiệu quả của hình phạt chính đã được áp dụng đối với người phạm tội. Mục đích chủ yếu của hình phạt bổ sung nhằm phòng ngừa người bị kết án phạm tội mới.

+ Khoản 5 Điều 111 Bộ luật Hình sự năm 1999 dành riêng để quy định hình phạt

bổ sung đối với người phạm tội hiếp dâm quy định tại điều này như sau: “Người phạm

từ một năm đến năm năm”. Hình phạt bổ sung này được áp dụng khi thấy cần thiết phải loại bỏ môi trường và điều kiện thuận lợi mà người đó bị kết án có thể lại phạm tội, tức là loại trừ khả năng họ có thể lợi dụng chức vụ, nghề nghiệp hoặc công việc nhất định để có hành vi hiếp dâm người chuyển giới.

+ Đây là một điểm mới so với quy định về tội hiếp dâm ở Bộ luật Hình sự năm 1985, nhằm tăng tính hiệu quả của hình phạt đối với người phạm tội, ngăn ngừa việc họ phạm tội lại.

+ Xuất phát từ mục đích của hình phạt bổ sung để ngăn ngừa, triệt tiêu môi trường phạm tội để người bị kết án không có cơ hội tái phạm nên thời điểm áp dụng hình phạt bổ sung sẽ là kể từ ngày mãn hạn chấp hành hình phạt tù hoặc ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu được hưởng án treo. Khoản 5 Điều 111 Bộ luật Hình sự quy định thời hạn

cấm đảm nhiệm chức vụ, nghề nghiệp hoặc công việc nhất định là “từ một năm đến

năm năm”, tòa án sẽ quyết định thời hạn cụ thể trong từng trường hợp cụ thể.

 Đối với trường hợp nạn nhân từ đủ 18 tuổi trở lên: Điều 111 Bộ luật Hình sự quy định 3 khung hình phạt.

Một phần của tài liệu hành vi hiếp dâm người chuyển giới dưới góc độ pháp luật hình sự việt nam – lý luận và thực tiễn (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)