Bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Phạm tội có tổ chức;
+ Các dấu hiệu của phạm tội có tổ chức được quy định tại Khoản 3 Điều 20 Bộ
luật Hình sự. Phạm tội có tổ chức là trường hợp nhiều người cố ý cùng bàn bạc, cấu kết
chặt chẽ với nhau, vạch ra kế hoạch để thực hiện một tội phạm, dưới sự điều khiển thống nhất của người cầm đầu. Đối với tội này có tổ chức thì không nhất thiết tất cả những người tham gia đều phải có hành vi giao cấu với nạn nhân.
- Phạm tội đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục,
chữa bệnh;
Ví dụ, cha ghẻ hiếp dâm con của vợ, bác sĩ hiếp dâm bệnh nhân... (nạn nhân trong các trường hợp này là người chuyển giới). Khi xem xét tình huống cho trường hợp cụ thể, chúng ta cần phải xác định rõ người phạm tội phải vì lợi dụng quan hệ chăm sóc,
giáo dục, chữa bệnh để thực hiện hành vi hiếp dâm. Nếu hành vi hiếp dâm không liên quan đến một trong các quan hệ đó thì không áp dụng tình tiết này.
- Nhiều người hiếp dâm một người;
+ Đây là trường hợp có từ hai người trở lên tiến hành thực hiện hành vi giao cấu với một người. Nếu có nhiều người nhưng chỉ có một người giao cấu, những người còn lại chỉ là đồng phạm giúp sức, tổ chức, xúi dục... thì không áp dụng tình tiết này. Nếu có thể thì áp dụng tình tiết “phạm tội có tổ chức”.
- Phạm tội nhiều lần;
+ Đây là trường hợp người phạm tội giao cấu với cùng một nạn nhân từ hai lần trở lên và trong các lần phạm tội đó chưa có lần nào vị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Phạm tội đối với nhiều người;
+ Đây là trường hợp người phạm tội (có thể có nhiều người cùng phạm tội) hiếp dâm từ hai người trở lên.
- Phạm tội có tính chất loạn luân;
+ Loạn luân thể hiện ở chỗ, giữa người phạm tội và nạn nhân có cùng dòng máu trực hệ (cha với con, ông với cháu, giữa anh với em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha).
- Hiếp dâm gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến
60%;
+ Về bản chất, việc gây ra tỷ lệ thương tật này phải do hành vi hiếp dâm mà ra. Nếu tỷ lệ thương tật là do dùng vũ lực một cách cố ý thì phải truy cứu thêm về tội cố ý gây thương tích. Tuy nhiên, thực tiễn chỉ truy cứu về tội hiếp dâm với tình tình tiết định khung này dù việc gây ra tỷ lệ thương tật là do cố ý hay vô ý. Căn cứ để áp dụng tình tiết tăng nặng này là kết quả giám định thương tật của nạn nhân do Hội đồng giám định pháp y kết luận.
- Hiếp dâm thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm;
+ Đây là trường hợp người phạm tội đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do cố ý chưa được xóa án tích hoặc đã tái phạm chưa được xóa án tích mà còn phạm tội hiếp dâm người chuyển giới. Đối với tội này cũng như với một số tội phạm khác, nếu thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm thì người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nặng hơn trong trường hợp không phải tái phạm nguy hiểm.
+ Việc quy định phạm tội thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm là một tình tiết tăng nặng là hợp lý bởi lẽ tái phạm nguy hiểm chứng tỏ người phạm tội không chịu phục thiện, khó cải tạo, ngoan cố, lỳ lượm, cũng như thể hiện ý thức coi thường kỷ cương pháp luật, cần phải có thời gian cải tạo dài hơn mới có tác dụng giáo dục và phòng ngừa tội phạm.