Xõy dựng mụ hỡnh trỡnh diễn quy mụ trang trạ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công nghệ tế bào và kỹ thuật vi nhân giống để sản xuất hoa lan chất lượng cao (Trang 72)

V. Nhện và côn trùng hại lan

c. Cỏch bảo quản: cú 2 cỏch bảo quản

3.4. Xõy dựng mụ hỡnh trỡnh diễn quy mụ trang trạ

3.4.1 Mở đầu

Để nâng cao hiệu quả của ngành sản xuất hoa lan ở n−ớc ta tiến thêm một b−ớc nhằm tạo đ−ợc nhiều công ăn việc làm và tăng thêm thu nhập cho ng−ời dân ở những vùng có thể trồng hoa đ−ợc. Đồng thời kết hợp với nội dung của Dự án, chúng tôi đã tiến hành xây dựng 2 mô hình sản xuất hoa lan ở qui mô trang trại.

3.4.2 Các b−ớc tiến hành

Để xây dựng thành công mô hình sản xuất hoa ở qui mô trang trại, chúng tôi tiến hành các b−ớc sau đây:

Chọn địa điểm có điều kiện khí hậu bao gồm ánh sáng, nhiệt độ, l−ợng m−a, thời gian chiếu sáng là quan trọng nhất đối với ngành sản xuất hoa lan và không chỉ ở n−ớc ta mà còn đối với tất cả các n−ớc khác trên thế giới.

Tuỳ theo đặc điểm của từng giống hoa lan mà ta có thể chọn địa điểm để xây dựng mô hình Thí dụ: đối với địa lan Kiếm lai nh− vàng 3 râu, trắng Bà rịa, tím hột, xanh chiểu, xanh thơm hay hồng hoàng có nguồn gốc từ xứ ôn đới có quá trình sinh tr−ởng và phát triển cần nhiệt độ trung bình từ 18 – 250C. Trong quá trình ra hoa cần nhiệt độ chênh lệch ngày và đêm từ 7 – 100C. Do đó, địa điểm đ−ợc chọn phải ở những nơi có nhiệt độ thích hợp. Vì thế, qua quá trình tìm hiểu chúng tôi thấy rằng ở Việt Nam, có nhiều vùng đáp ứng đ−ợc điều kiện này, song tốt nhất vẫn là ở 3 địa điểm sau: Đà Lạt – Lâm Đồng; Sa Pa – Lào Cai và Tam Đảo – Vĩnh Phúc.

Vì 3 địa điểm này, ngoài những điều kiện nh− nhiệt độ trung bình phù hợp, độ chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm đảm bảo, độ ẩm không khí đạt yêu cầu trung bình từ 70 – 80%. Thời gian chiếu sáng phù hợp. Những điểm này còn là những khu du lịch nổi tiếng của cả n−ớc, có đ−ờng giao thông thuận tiện so với các nơi khác. Do đó, chúng tôi đã chọn 3 nơi này để xây dựng mô hình.

Tuy nhiên, đối với các loại hoa phong lan khác nh− Hồ điệp, Vũ nữ, Hoàng thảo, Cattleya, Đai châu….lại đòi hỏi những điều kiện hoàn toàn khác. Chẳng hạn, Hồ điệp có thể trồng ở Đà Lạt tốt hơn ở Sapa và Tam Đảo. Vì ở độ cao từ 1.500 đến 2.000 m so với mặt biển, lại có nhiệt độ ngày đêm chênh lệch quanh năm, mát mẻ, hầu nh− không có s−ơng muối nh− ở Sapa và Tam Đảo. Nên trồng Hồ điệp ở đây có thể ra hoa quanh năm. Còn ở Sapa – Lào Cai và Tam Đảo – Vĩnh Phúc thì chỉ trồng đ−ợc vào mùa hè đến đầu thu. Mùa đông quá lạnh, Hồ điệp không chịu đ−ợc lạnh d−ới 100C hay xuống tới 1-20C và có băng tuyết nh− ở Sapa mấy năm gần đây kèm theo s−ơng muối. Chúng tôi đã nuôi thử một số mẫu thí nghiệm ở Tam Đảo khi nhiệt độ xuống 50C thì hầu nh− chết hết. Vì thế chỉ có thể trồng Hồ điệp ở Tam Đảo và Sapa từ tháng 4 đến tháng 10, sau đó đ−a về các tỉnh đồng bằng cho ra hoa vào dịp xuân về là tốt hơn cả.

Còn đối với Vũ nữ, Hoàng thảo hay Đai châu lại cần nhiệt độ cao hơn, thời gian chiếu sáng nhiều hơn, và c−ờng độ chiếu sáng cao hơn. Do đó, nuôi trồng chúng ở các tỉnh phía Nam là hợp hơn so với ở các tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên, ở miền Bắc vẫn có thể nuôi trồng đ−ợc Vũ nữ, Catleya , Đai châu và một vài loại Hoàng thảo.

Trong Dự án, chúng tôi chọn Đà Lạt – Lâm Đồng, Sa Pa – Lào Cai và Tam Đảo – Vĩnh Phúc để xây dựng mô hình trình diễn trồng hoa địa lan kiếm ở qui mô trang trại. Còn Hà Nội là mô hình trình diễn trồng hoa Hồ điệp và Đai châă, Vũ nữ, Hoàng thảo.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công nghệ tế bào và kỹ thuật vi nhân giống để sản xuất hoa lan chất lượng cao (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)