Kiến nghị hoàn thiện

Một phần của tài liệu pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong ngân hàng thương mại (Trang 49)

5. Kết cấu đề tài

3.2.2Kiến nghị hoàn thiện

Đối với Việt Nam, vấn đề sở hữu chéo tồn tại trong Ngân hàng thƣơng mại nói riêng và hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung ở nƣớc ta có xu hƣớng ngày càng phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhận thức đƣợc tác động tiêu cực của sở hữu chéo đối với an toàn hoạt động của hệ thống tín dụng, NHNN đã đƣa ra nhiều giải pháp nhằm xử lý sở hữu chéo để đảm bảo cho an toàn của từng Ngân hàng thƣơng mại và của cả hệ thống. Nhìn về mặt tổng thể của quá trình xử lý sở hữu chéo đƣợc triển khai từ năm 2011 cho tới nay, các biện pháp đƣợc NHNN Việt Nam triển khai theo một hệ thống gồm ba nhóm đan xen, hỗ trợ lẫn nhau: Nhóm 1: Đánh giá tình trạng sở hữu chéo tại hệ thống tổ chức tín dụng; Nhóm 2: Xây dựng khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách và triển khai các biện pháp giám sát, ngăn ngừa sở hữu chéo gia tăng; Nhóm 3: Triển khai các biện pháp xử lý toàn diện và dứt điểm tình trạng sở hữu chéo.

47 Nguyễn Thị Lan Hƣơng, Nhật Bản: Hạn chế tình trạng sở hữu chéo, Tạp chí Tài chính và Đầu tư, số 5, 2013.

48

Thanh Thanh Lan, Đề xuất lập công ty xử lý sở hữu chéo ngân hàng, Báo điện tử Vnexpress, 2013, http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/ebank/ngan-hang/de-xuat-lap-cong-ty-xu-ly-so-huu-cheo-ngan- hang-2901760.html, [truy cập ngày 30-10-2014].

Trong số 45 giải pháp thực hiện tái cơ cấu trong Đề án 254,49 có đến 24 giải pháp có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến xử lý sở hữu chéo trong hệ thống các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, việc xử lý sở hữu chéo vẫn chƣa đạt hiệu quả. Với những sai phạm và tác động tiêu cực của vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thƣơng mại nhƣ đã trình bày ở trên đặt ra yêu cầu cấp thiết là cần có những giải pháp để xử lý. Sau đây, luận văn sẽ trình bày một số kiến nghị nhằm giảm sở hữu chéo và tác động tiêu cực của nó.

Thứ nhất, cần thoái vốn của NHTMNN và Doanh nghiệp nhà nước tại các

NHTMCP.

Nghị quyết số 15/2014/NQ-CP về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nƣớc tại doanh nghiệp quy định bốn cách thức thoái vốn Nhà nƣớc tại các Ngân hàng thƣơng mại.50 Song, việc thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thoái vốn NHTMNN cũng nhƣ các Doanh nghiệp nhà nƣớc tại các NHTMCP có ý kiến đƣa ra cần thành lập Công ty mua bán cổ phần ngân hàng (Bank’s shareholding purchase corparation – BSPC) để xử lý sở hữu chéo ngân hàng - tham khảo từ kinh nghiệm của Nhật Bản. Đây là đề xuất mới và có tính khả thi.51

Nếu đƣợc đƣa vào thực tiễn giải pháp này sẽ góp phần giúp NHTMNN và các Doanh nghiệp nhà nƣớc thoái vốn nhanh chóng hơn, góp phần xử lý sở hữu chéo.

Việc thoái vốn của NHTMNN và Doanh nghiệp nhà nƣớc tại NHTMCP đồng thời cũng giúp tách bạch vai trò sở hữu và giám sát của Nhà nƣớc đảm bảo đƣợc tính khách quan, không còn tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi” cũng nhƣ sẽ hạn chế đƣợc việc gây sức ép cho vay theo chỉ định.

49 Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ).

50 4 giải pháp là: (1) Chào bán ra công chúng số cổ phần mà doanh nghiệp nhà nƣớc đã đầu tƣ tại các công ty đại chúng; (2), (3) Thoái vốn tại các công ty đầu tƣ tài chính, các NHTM của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nƣớc, có thể giao các NHTM NN mua lại hoặc chuyển NHNN Việt Nam làm đại diện chủ sở hữu; (4) Giao Tổng công ty Đầu tƣ và Kinh doanh vốn Nhà nƣớc (SCIC) xem xét, mua lại các khoản đầu tƣ ngoài ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của các tập đoàn, tổng công ty nhà nƣớc, công ty 100% vốn nhà nƣớc vào lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng sau khi đã thực hiện các biện pháp nêu tại Nghị quyết này mà thoái vốn không thành công và các lĩnh vực khác theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao.

51

Thanh Thanh Lan, Đề xuất lập công ty xử lý sở hữu chéo ngân hàng, Báo điện tử Vnexpress, 2013, http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/ebank/ngan-hang/de-xuat-lap-cong-ty-xu-ly-so-huu-cheo-ngan- hang-2901760.html, [truy cập ngày 30-10-2014].

Thứ hai, cần mở rộng đối tượng là cổ đông, người có liên quan phải công bố thông tin và giảm tỷ lệ sở hữu của cổ đông, người có liên quan phải công bố thông tin.

Hiện nay, theo Điều 26, Thông tƣ số 52/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính hƣớng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trƣờng chứng khoán: cá nhân, tổ chức và nhóm ngƣời có liên quan nắm giữ từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng (trong trƣờng hợp này là ngân hàng) mới phải báo cáo về tỷ lệ sở hữu cho các cơ quan quản lý. Tuy nhiên, theo Khoản 1, Điều 55, Luật các tổ chức tín dụng, một cổ đông là cá nhân không đƣợc sở hữu vƣợt quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng. Do vậy, kết hợp hai quy định này với nhau, sẽ có rất ít cổ đông cá nhân của ngân hàng phải công bố thông tin về tỷ lệ sở hữu.

Vì vậy, để phát hiện đƣợc các mối quan hệ sở hữu chéo, cần mở rộng đối tƣợng công bố thông tin, đặc biệt là nhóm đối tƣợng là ngƣời có liên quan, đồng thời cần hạ tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu ngân hàng mà ở đó chủ sở hữu phải công bố thông tin. Cụ thể, các đối tƣợng phải công bố thông tin về tỷ lệ sở hữu ngân hàng là:

 Các cổ đông có tỷ lệ sở hữu NHTMCP từ 1% trở lên;

 Ngƣời có liên quan của các cổ đông phải công bố thông tin có tỷ lệ sở hữu NHTMCP từ 1%.

Việc quy định này sẽ giúp cho việc xác định quan hệ sở hữu chéo dễ dàng hơn.52 Song, hạ tỷ lệ sở hữu cổ phần phải công bố thông tin sẽ làm tăng chi phí cho xã hội. Tuy nhiên, khi việc công bố thông tin đƣợc đảm bảo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan quản lý dễ dàng xác định sở hữu chéo, hạn chế đƣợc tác động tiêu cực của sở hữu chéo trong ngân hàng nhƣ hiện nay. Cho nên, chi phí cho công bố thông tin này là cần thiết và sẽ nhỏ hơn rất nhiều với các thiệt hại do sở hữu chéo gây ra.

52 Tham luận của GS Trần Thọ Đạt và các cộng sự, Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh tái cơ cấu nền kinh tế, Kỷ yếu Diễn đàn Kinh tế mùa Thu 2014.

Thứ ba, cần bổ sung phạm vi quy định người có liên quan, người sở hữu cuối cùng.

Theo Điều 55, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010: cổ đông và những ngƣời có liên quan của cổ đông đó không đƣợc sở hữu vƣợt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng; Cổ đông cá nhân không đƣợc sở hữu quá 5%, tổ chức không quá 15% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng; Các tỷ lệ sở hữu trên bao gồm cả phần vốn ủy thác cho các tổ chức, cá nhân khác mua cổ phần.

Tuy nhiên, quy định hiện hành về ngƣời có liên quan của cổ đông không bao trùm hết, dù có mở rộng đối tƣợng phải công bố thông tin sở hữu thì sự nhập nhằng trong các mối quan hệ liên quan vẫn tạo cơ hội cho sở hữu chéo, không xác định đƣợc ai là ngƣời sở hữu cuối cùng. Thông qua những pháp nhân và thể nhân khác nhau, một cá nhân có thể sở hữu vƣợt những quy định trên.

Do vậy, để khắc phục khó khăn trong quản lý, giám sát sở hữu chéo, cần hoàn thiện quy định hiện hành về xác định rõ “ngƣời liên quan”, bổ sung quy định về “ngƣời sở hữu cuối cùng” và trao cho Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng quyền xác định “ngƣời sở hữu cuối cùng”, dựa trên nguyên tắc theo luật định. Cụ thể, đối với quy định về ngƣời có liên quan, trƣớc mắt, đối với trƣờng hợp cổ đông cá nhân tuy chỉ sở hữu một lƣợng cổ phần tuân thủ Điều 55, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 nhƣng nếu tính cả các bên liên quan của họ nhƣ vợ/chồng, gia đình của vợ/chồng có thể sẽ làm cho tỷ lệ sở hữu cao hơn mức quy định. Trong Luật hiện nay chỉ quy định cổ đông và các bên liên quan bao gồm gia quyến của chính cổ đông đó mà chƣa bao gồm gia quyến của gia đình vợ/chồng của cổ đông đó. Do đó, NHNN cần mở rộng đối tƣợng về các bên liên quan trong Luật các tổ chức tín dụng năm 2010.

Thứ tư, cần có quy định pháp luật cụ thể giải quyết vấn đề sở hữu tỷ lệ cổ

phần vượt giới hạn quy định.

Vừa qua, NHNN đã đƣa ra lấy ý kiến lần 3, Dự thảo Thông tƣ Hƣớng dẫn việc xử lý việc sở hữu cổ phần của tổ chức tín dụng vƣợt giới hạn quy định tại Luật các tổ chức tín dụng. Theo Dự thảo này, NHNN chia ra hai trƣờng hợp để xử lý đó là việc sở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hữu quá tỷ lệ quy định hình thành trƣớc khi Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 có hiệu lực và sau khi Luật này có hiệu lực (có hiệu lực từ ngày 01/01/2011).

Cụ thể, đối với trƣờng hợp hình thành trƣớc ngày 01/01/2011 thì phải có kế hoạch xử lý chậm nhất là trƣớc ngày 31/3/2015 (trừ những trƣờng hợp đang thực hiện theo phƣơng án tái cơ cấu tổ chức tín dụng đƣợc NHNN hoặc Thủ tƣớng phê duyệt). Nếu quá thời hạn 31/12/2014 hoặc quá thời hạn cam kết trong phƣơng án tái cơ cấu đƣợc NHNN hoặc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tổ chức tín dụng vẫn chƣa đảm bảo việc sở hữu cổ phần trong giới hạn theo quy định, NHNN sẽ có biện pháp xử lý mạnh tay. Dự kiến NHNN sẽ yêu cầu tổ chức tín dụng thực hiện biện pháp mang tính bắt buộc nhƣ: cổ đông, cổ đông và ngƣời có liên quan của cổ đông đó phải chuyển nhƣợng cổ phần cho NHNN hoặc tổ chức tín dụng do NHNN chỉ định. Các đối tƣợng này không đƣợc quyền biểu quyết đối với số cổ phần sở hữu vƣợt tỷ lệ quy định và không đƣợc đề cử, ứng cử làm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng khi tổ chức tín dụng bầu bổ sung hoặc bầu nhiệm kỳ mới Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát trong thời gian còn sở hữu cổ phần vƣợt tỷ lệ.

Đối với trƣờng hợp thứ hai, sở hữu cổ phần vƣợt tỷ lệ sau ngày 01/01/2011. Tổ chức tín dụng có cổ đông, cổ đông và ngƣời có liên quan của cổ đông đó sở hữu cổ phần vƣợt giới hạn quy định phát sinh sau ngày Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực, NHNN sẽ có biện pháp xử lý mạnh tay hơn. Dự thảo Thông tƣ cũng nêu rõ các biện pháp sẽ đƣợc áp dụng nhƣ: cổ đông và ngƣời có liên quan của cổ đông đó không đƣợc mua cổ phần do tổ chức tín dụng đó phát hành thêm. Đồng thời phải xử lý số cổ phần sở hữu vƣợt giới hạn quy định của pháp luật thông qua hình thức chuyển nhƣợng cổ phần cho các nhà đầu tƣ khác hoặc phải chuyển nhƣợng cổ phần theo chỉ đạo của NHNN. Trong trƣờng hợp cần thiết NHNN sẵn sàng phƣơng án sáp nhập, hợp nhất với tổ chức tín dụng khác hoặc thực hiện tái cơ cấu theo yêu cầu của cơ quan quản lý. Bên cạnh đó, Dự thảo cũng đƣa ra các quy tắc trong chuyển nhƣợng, tặng cho.

Nhƣ vậy, nếu Dự thảo Thông tƣ này đƣợc thông qua sẽ xử lý tình trạng sở hữu tỷ lệ cổ phần vƣợt mức, góp phần giải quyết vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thƣơng mại.

Thứ năm, cần tách bạch chức năng Ngân hàng đầu tư và Ngân hàng thương mại.

Từ Điều 103 về góp vốn, mua cổ phần và Điều 107 quy định về các hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng thƣơng mại trong Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, có thể thấy những quy định này đã xóa đi ranh giới giữa chức năng Ngân hàng đầu tƣ và Ngân hàng thƣơng mại trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đây là một trong những “lỗ hổng” tạo điều kiện cho sở hữu chéo gây ra những sai phạm về đảm bảo an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng, từ đó làm gia tăng nguy cơ rủi ro chéo giữa các khu vực thị trƣờng (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm) trên thị trƣờng tài chính quốc gia.

Cụ thể, mặc dù Thông tƣ 13/2010/TT-NHNN đã quy định hoạt động của ngân hàng đầu tƣ phải đƣợc tách khỏi hoạt động của Ngân hàng thƣơng mại, theo đó, ngân hàng không đƣợc cấp tín dụng cho công ty trực thuộc hoạt động kinh doanh chứng khoán. Tuy nhiên, bằng việc sở hữu chéo, ngân hàng A có thể dễ dàng lách quy định này bằng cách tác động bằng những phƣơng pháp khác nhau để ngân hàng B (mà ngân hàng A đang đồng sở hữu) mua trái phiếu của Công ty chứng khoán, Công ty quản lý quỹ của ngân hàng A. Những hoạt động này vô hình chung đã gắn rủi ro trong hoạt động đầu tƣ vào huy động và cho vay thƣơng mại của các ngân hàng Việt Nam hiện nay, dẫn đến khả năng lan truyền rủi ro giữa các khu vực của thị trƣờng tài chính. Trong khi tình trạng nhập nhằng giữa hai chức năng đang diễn ra nhƣ vậy, nhiều ngân hàng Việt Nam lại thông báo sẽ trở thành tập đoàn tài chính. Bản chất của tập đoàn tài chính là vừa có chức năng đầu tƣ, vừa có chức năng thƣơng mại, điều này khiến cho vấn đề quản lý càng trở nên khó khăn.

Do vậy, trong thời gian tới, luật cần bổ sung thêm các quy định liên quan đến tập đoàn tài chính đồng thời cơ quan quản lý cần có những biện pháp chế tài hạn chế các Ngân hàng thƣơng mại thực hiện những nghiệp vụ nhƣ ủy thác đầu tƣ chứng khoán.

Thứ sáu, cần tách biệt rõ ràng giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát.

Theo đó không cho phép thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của ngân hàng kiêm nhiệm chức vụ trong ban điều hành. Trên thực tế, tại Việt Nam, theo khoản 1, Điều 48, Luật các tổ chức tín dụng cho phép Hội đồng quản trị, Hội đồng thành

viên của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn đƣợc quyền bổ nhiệm một trong số các thành viên của mình làm Tổng giám đốc/Giám đốc. Tuy nhiên, việc bổ nhiệm này có thể dẫn đến việc xung đột về lợi ích khi Tổng giám đốc (là một trong những chủ sở hữu) đƣa ra những quyết định phục vụ cho một nhóm lợi ích mà không quan tâm đến quyền lợi của các cổ đông nhỏ lẻ. Đồng thời, trong nội bộ ngân hàng cần có sự độc lập giữa Ban kiểm soát và Hội đồng quản trị. Ban kiểm soát phải có quyền phủ quyết các quyết định có ảnh hƣởng tiêu cực đến lợi ích của các cổ đông nhỏ lẻ; can thiệp và báo cáo với cơ quan quản lý khi Hội đồng quản trị có quyết định trái pháp luật.

Thứ bảy, cần tăng cường hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng (M&A).

Đây là giải pháp có hiệu quả trong giải quyết vấn đề sở hữu chéo vì các ngân hàng của cùng một chủ sẽ đƣợc gom về một mối. Tuy nhiên, giai đoạn 2011 - 2013 mới chỉ có 2 trƣờng hợp sáp nhập và hợp nhất do quan hệ sở hữu chéo đó là trƣờng hợp NHTMCP Sài Gòn đƣợc hợp nhất từ 03 ngân hàng gồm NHTMCP Sài Gòn, NHTMCP Đệ Nhất, NHTMCP Việt Nam Tín Nghĩa và trƣờng hợp thứ hai là giữa Sacombank và Eximbank. M&A còn góp phần xử lý tình trạng các cá nhân, tổ chức sở hữu cổ phần của tổ chức tín dụng vƣợt tỷ lệ quy định. Hiện nay, nhiều cổ đông lớn của

Một phần của tài liệu pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong ngân hàng thương mại (Trang 49)