Kinh nghiệm quốc tế về giải quyết vấn đề sở hữu chéo trong hệ thống ngân

Một phần của tài liệu pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong ngân hàng thương mại (Trang 48)

5. Kết cấu đề tài

3.2.1Kinh nghiệm quốc tế về giải quyết vấn đề sở hữu chéo trong hệ thống ngân

thống ngân hàng

Nhƣ đã trình bày ở Chƣơng 1, sở hữu chéo xuất hiện rất sớm tại các quốc gia nhƣ Nhật Bản, Đức. Bên cạnh một số tác động tích cực thì sở hữu chéo cũng gây ra không ít tác động tiêu cực cho hệ thống ngân hàng của các nƣớc này. Điển hình cho việc kiểm soát và hạn chế tác động tiêu cực của sở hữu chéo thành công đó là Nhật Bản.

Thứ nhất, Nhật Bản đã ban hành các quy định pháp luật hạn chế sở hữu chéo.

Năm 1981, Luật Thƣơng mại Nhật Bản đã quy định cấm công ty con sở hữu cổ phần của công ty mẹ, trừ một số trƣờng hợp đặc biệt. Sau đó, Luật Công ty cũng cấm thực hiện quyền biểu quyết của cổ đông là công ty sở hữu chéo ngƣợc chiều trong trƣờng hợp sở hữu chéo có dấu hiệu chi phối thực chất. Bên cạnh đó, Luật cấm độc quyền gián tiếp tác động quan hệ sở hữu chéo cổ phần thông qua quy định về giới hạn sở hữu và nghĩa vụ báo cáo nhằm kiểm soát tình trạng độc quyền.46

Thứ hai, từ 01/4/2000, Nhật Bản áp dụng chế độ hạch toán kế toán theo giá thị

trƣờng đối với hàng hóa tài chính thay thế chế độ hạch toán theo nguyên giá. Kết quả là các Ngân hàng thƣơng mại và công ty sở hữu chéo cổ phần bị rơi vào tình trạng thua lỗ do định giá cổ phần sở hữu chéo theo giá thị trƣờng. Các chủ thể này đã nhận thức đƣợc sở hữu chéo là tác nhân gây ra tăng trƣởng lợi nhuận âm và từng bƣớc điều chỉnh

46 Nguyễn Thị Lan Hƣơng, Nhật Bản: Hạn chế tình trạng sở hữu chéo, Tạp chí Tài chính và Đầu tư, số 5, 2013.

tỷ lệ sở hữu cổ phần chéo. Từ năm 2000, nhiều Ngân hàng thƣơng mại và các công ty đã bán tháo số lƣợng lớn cổ phần khiến hàng loạt cổ phiếu sụt giá. Tình trạng này đã tạo ra áp lực đối với thị trƣờng chứng khoán và xã hội nói chung. Trong bối cảnh đó, năm 2001, Nhật Bản ban hành Luật Hạn chế Ngân hàng sở hữu cổ phần. Luật này quy định về tổ chức và hoạt động của tổ chức mua cổ phần sở hữu của Ngân hàng thƣơng mại, ngân hàng tín dụng dài hạn, quỹ nông lâm trung ƣơng, liên minh quỹ tín dụng.47

Thứ ba, Nhật Bản đã thành công với mô hình công ty chuyên mua bán cổ phần

ngân hàng (Bank’s Shareholding Purchase Corparation – BSPC). Theo đó, các doanh nghiệp vi phạm quy định hạn chế sở hữu chéo phải thoái vốn bằng cách bán cổ phần cho BSPC, sau đó BSPC sẽ bán lại cho các nhà đầu tƣ bên ngoài theo một quy trình nhất định.48

Nhƣ vậy, với các giải pháp trên sở hữu chéo cổ phần vẫn đƣợc duy trì ở Nhật Bản nhƣng pháp luật nƣớc này đã đặt ra khá nhiều quy định chặt chẽ để hạn chế những bất cập của chúng.

Một phần của tài liệu pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong ngân hàng thương mại (Trang 48)