Những tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong ngân hàng thương mại (Trang 45)

5. Kết cấu đề tài

3.1.2.2Những tác động tiêu cực

Bên cạnh các tác động tích cực thì sở hữu chéo cũng bộc lộ những mặt tiêu cực tạo rủi ro cho hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Sở hữu chéo tiềm ẩn rủi ro tăng vốn ảo, thâu tóm ngân hàng và rủi ro hệ thống. Đặc biệt, sở hữu chéo đã gây ra tình trạng căng thẳng nợ xấu trong thời gian qua.

Trước nhất là rủi ro tăng vốn ảo. Sở hữu chéo hình thành những khoản khổng lồ nhƣng chỉ có trên giấy tờ, sổ sách mà không đƣợc đƣa ra thị trƣờng, cho nền kinh tế. Nhƣ đã nói ở trên, các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam phải có số vốn điều lệ thực góp là 1000 tỷ đồng vào năm 2008 và tăng lên 3000 tỷ đồng vào năm 2010.

Trong một thời gian ngắn để tăng đƣợc lƣợng vốn hàng nghìn tỷ đồng không phải là điều đơn giản. Để lách quy định này, thông qua sở hữu chéo cổ đông của ngân hàng X có thể đi vay vốn của ngân hàng Y để đầu tƣ vào ngân hàng X và ngƣợc lại; Hoặc tổng công ty A sở hữu doanh nghiệp B, đồng thời sở hữu doanh nghiệp C, khi doanh nghiệp B và C cùng đầu tƣ vào ngân hàng X, thì A là đƣơng nhiên là chủ sở hữu của ngân hàng X (trong đó B và C là sở hữu trực tiếp, A là sở hữu gián tiếp). Nhiều ngân hàng có số vốn tăng nhanh đáng ngạc nhiên, trong đó một phần là nhờ sở hữu chéo.

Tuy nhiên, nguồn vốn của từng ngân hàng tăng, nhƣng tổng thể nguồn vốn toàn hệ thống thì không hề thay đổi, bởi thông qua hoạt động đi vay để đầu tƣ hay góp vốn lẫn nhau thì dòng vốn chỉ chảy qua chảy lại giữa các ngân hàng với nhau, tăng lên trên giấy tờ sổ sách mà thôi. Nguy hiểm là ở chỗ, sở hữu chéo làm sai lệch việc đánh giá rủi ro của hệ thống ngân hàng, bởi đánh giá hoạt động của một ngân hàng có rất nhiều chỉ số nhƣ tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất, tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ,… xác định dựa trên số vốn tự có mà vốn điều lệ là một yếu tố cấu thành nên vốn tự có của ngân hàng lại có một phần là vốn ảo, do vậy, kết quả tính toán các chỉ số này trong toàn hệ thống còn mang giá trị ảo. Chính kết quả này kéo theo hệ lụy làm sai lệch về quản trị ngân hàng cũng nhƣ việc đánh giá rủi ro, trích lập dự phòng hay giám sát đối với hoạt động tài chính nói chung.

Rủi ro thâu tóm đối với hoạt động ngân hàng. Theo quy định hiện nay, một cổ

đông là cá nhân không đƣợc sở hữu quá 5%, một tổ chức không đƣợc sở hữu quá 15%, cổ đông và những ngƣời liên quan của cổ đông đó không đƣợc sở hữu vƣợt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng (trừ những trƣờng hợp đặc biệt theo quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ) nhằm hạn chế việc thâu tóm ngân hàng trái pháp luật.45

Tuy nhiên, để lách các quy định trên, các cổ đông sở hữu số vốn nhỏ hơn 5% vốn điều lệ lại ủy quyền cho những cá nhân tổ chức không có họ hàng với mình để đầu tƣ vào một ngân hàng, nhƣ ở trên chúng ta có thể thấy trƣờng hợp của ông Đặng Thành Tâm với Navibank và ngân hàng Phƣơng Tây là một ví dụ. Nhƣ vậy, khi sở hữu chéo diễn ra thì quy định này dƣờng nhƣ bị vô hiệu hoá. Sở hữu chéo khiến cho một số ngƣời sở hữu đồng thời nhiều ngân hàng và doanh nghiệp khác nhau, từ đó chi phối hoạt động kinh doanh ngân hàng. Điều này đƣợc thể hiện rất rõ thông qua hoạt động cấp tín dụng của các Ngân hàng thƣơng mại, mặc dù có quy định các ngân hàng không đƣợc phép cho cổ đông của mình vay vốn, nhƣng trên thực tế họ lại có thể cho vay đối với các công ty, doanh nghiệp con của những cổ đông này. Một khi giám sát không chặt chẽ, các chủ sở hữu có thể chi phối để dòng tiền chuyển sang cho vay các dự án “sân sau” của mình. Cơ chế quản lý giám sát lỏng lẻo còn có thể dẫn tới tình trạng qua loa ở khâu thẩm định, việc này có thể khiến kết quả đánh giá khả năng tài chính, khả năng trả nợ và sự đảm bảo an toàn cho khoản vay không chính xác. Nhƣ vậy, sở hữu chéo không những dẫn tới thâu tóm ngân hàng mà còn gây ra rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động ngân hàng.

Tiềm ẩn rủi ro hệ thống. Do mạng lƣới chằng chịt phức tạp trong mối quan hệ

sở hữu giữa các ngân hàng, khi xuất hiện rủi ro rất dễ xảy ra hiệu ứng dây chuyền không chỉ trong hoạt động ngân hàng. Ban đầu rủi ro xảy ra với một hoặc một vài tổ chức riêng lẻ, sau đó sẽ nhanh chóng lan ra các tổ chức khác bởi những mối liên quan về nguồn vốn kinh doanh. Tiếp đó rủi ro sẽ lan ra hoạt động của các doanh nghiệp bởi quan hệ giữa dòng vốn đầu tƣ, cho vay, hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng, bởi mâu thuẫn giữa dòng vốn ảo chỉ có trên sổ sách và hoạt động sản xuất kinh doanh thực. Đặc biệt, khi nó bị lạm dụng để phục vụ lợi ích nhóm hay để che giấu tình trạng ọp ẹp về tài chính của các doanh nghiệp và ngân hàng có liên quan.

Nợ xấu là một trong những hệ lụy nghiêm trọng. Nguyên nhân đến từ việc cấp

tín dụng của các Ngân hàng thƣơng mại, khi mà hoạt động này không dựa vào quy định tín dụng chặt chẽ mà chủ yếu từ quan hệ thân thiết “sân sau”. Các chủ sở hữu có thể tác động gây áp lực để thực hiện cấp tín dụng cho các hoạt động kinh doanh theo mục đích riêng của mình; hoạt động này đƣợc thực hiện với sự qua loa trong khâu

thẩm định và lỏng lẻo trong thanh tra giám sát, giải ngân và thực hiện khoản vay. Việc nguồn lực phân bổ không đƣợc đánh giá, giám sát đầy đủ sẽ dễ gây ra nợ xấu. Khi đã xuất hiện nợ xấu, việc xử lý sẽ khó khăn hơn nhiều, do mối quan hệ lằng nhằng của sở hữu chéo. Khi đó ngân hàng A che giấu nợ xấu của mình bằng cách không khai báo nợ xấu mà nhờ ngân hàng B (A có sở hữu) cho vay, qua đó giảm đƣợc mức nợ xấu phải khai báo và không phải trích dự phòng rủi ro tƣơng ứng. Đó cũng là một trong những lý do khiến NHNN khó nắm bắt đƣợc chính xác số nợ xấu của toàn bộ hệ thống ngân hàng.

Một phần của tài liệu pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong ngân hàng thương mại (Trang 45)