QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ PHÂN LOẠI NỢ VÀ TRÍCH LẬP QUỸ DỰ

Một phần của tài liệu pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong ngân hàng thương mại (Trang 37)

5. Kết cấu đề tài

2.4QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ PHÂN LOẠI NỢ VÀ TRÍCH LẬP QUỸ DỰ

PHÒNG ĐỂ ĐIỀU CHỈNH VẤN ĐỀ SỞ HỮU CHÉO TRONG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

Đây là quy định điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo một cách gián tiếp. Việc dùng yếu tố này để xác định có hiện tƣợng sở hữu chéo tồn tại trong Ngân hàng thƣơng mại hay không không rõ ràng nhƣ đối với các quy định về tỷ lệ sở hữu cổ phần hay giới hạn tín dụng đã phân tích ở trên. Vì vậy, cũng rất khó nhận biết khi có vụ việc vi phạm quy định này.

Tuy nhiên, vấn đề phân loại nợ và trích lập quỹ dự phòng có vai trò rất quan trọng. Khi hoạt động kinh doanh gặp rủi ro, bên cạnh vốn tự có thì quỹ dự phòng là lá chắn tài chính của Ngân hàng thƣơng mại. Với vai trò quan trọng nhƣ vậy cho nên NHNN đã ban hành hẳn một thông tƣ quy định cụ thể vấn đề này, đó là Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài (sau đây gọi là Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN) và đƣợc sửa đổi, bổ sung bởi Thông tƣ 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014.

Theo quy định của Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN, trích lập quỹ dự phòng rủi ro đƣợc hiểu là số tiền đƣợc trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài. Dự phòng rủi ro gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung:

Dự phòng cụ thể là số tiền đƣợc trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể

xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể.

Dự phòng chung là số tiền đƣợc trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể

xảy ra nhƣng chƣa xác định đƣợc khi trích lập dự phòng cụ thể.

Về phân loại nợ, theo Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN thì nợ đƣợc phân thành 5 nhóm, bao gồm:

 Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Nợ trong hạn và đƣợc đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn; Nợ quá hạn dƣới 10 ngày và đƣợc đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn; Nợ đƣợc phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại khoản 2 Điều này.

 Nhóm 2 (nợ cần chú ý) bao gồm: Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu; Nợ đƣợc phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

 Nhóm 3 (nợ dƣới tiêu chuẩn) bao gồm: Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; Nợ gia hạn nợ lần đầu; Nợ đƣợc miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;…

 Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm: Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dƣới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;…

 Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Nợ quá hạn trên 360 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần thứ hai;…

Trong đó, nhóm 3, 4 và 5 là nợ xấu của Ngân hàng thƣơng mại với tỷ lệ trích lập lần lƣợt là 20%, 50% và 100%.

NHNN quy định, ít nhất mỗi quý một lần, các Ngân hàng thƣơng mại thực hiện phân loại nợ gốc và trích lập quỹ dự phòng rủi ro đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của quý (tháng) trƣớc.

Với quy định về phân loại nợ và trích lập quỹ dự phòng của NHNN nhằm đảm bảo cho các Ngân hàng thƣơng mại không bị mất vốn và cùng với vốn tự có sẽ giúp các Ngân hàng thƣơng mại giải quyết đƣợc rủi ro, đảm bảo khả năng hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, việc trích lập cho các khoản nợ xấu làm tăng chi phí, từ đó làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng thƣơng mại. Đây là nguyên nhân dẫn đến trên thực tế vẫn có một số Ngân hàng thƣơng mại tìm cách lách quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng mà sở hữu chéo là cơ chế hữu hiệu giúp các Ngân hàng thƣơng mại thực hiện điều này.

Nói tóm lại, Chƣơng này ngƣời viết đã trình bày, phân tích các yếu tố nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng bao gồm các quy định về an toàn vốn, tỷ lệ sở hữu cổ phần; giới hạn góp vốn, mua cổ phần; giới hạn tín dụng và phân loại nợ và trích lập quỹ dự phòng để xác định vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thƣơng mại. Các quy định này không điều chỉnh trực tiếp vấn đề sở hữu chéo mà thông qua việc làm cho hệ thống tín dụng đƣợc lành mạnh, minh bạch, qua đó gián tiếp điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo. Nếu tuân thủ đúng các quy định này sẽ hạn chế đƣợc việc hình thành sở hữu chéo và các tác động tiêu cực của nó. Tiếp theo ở Chƣơng 3, tác giả sẽ trình bày thực trạng và tác động của vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thƣơng mại hiện nay cũng nhƣ đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG, TÁC ĐỘNG CỦA VẤN ĐỀ SỞ HỮU CHÉO TRONG

Một phần của tài liệu pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong ngân hàng thương mại (Trang 37)