Về vốn pháp định

Một phần của tài liệu pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong ngân hàng thương mại (Trang 26)

5. Kết cấu đề tài

2.1.1.1Về vốn pháp định

Nhƣ đã trình bày ở Chƣơng 1, Ngân hàng thƣơng mại là loại hình doanh nghiệp đặc thù với hoạt động có tính rủi ro cao, vì thế để đảm bảo cho ngân hàng có khả năng thực hiện nghĩa vụ khi xảy ra rủi ro thì ngân hàng cần có nguồn vốn dự trữ để tránh sự sụp đổ của ngân hàng và của cả hệ thống tín dụng. Theo quy định của Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng (sau đây gọi là Nghị định 141/2006/NĐ-CP) thì đến ngày 31 tháng 12 năm 2010 các Ngân hàng thƣơng mại phải đạt mức vốn pháp định là 3000 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc tăng vốn này gây khó khăn cho các ngân hàng, đặc biệt là các

NHTMCP có quy mô nhỏ. Minh chứng là cho đến hết tháng 6 năm 2011, vẫn còn 15 NHTMCP (chiếm 36,59%) có vốn điều lệ dƣới 3000 tỷ đồng.23 Mặc dù Chính phủ đã ban hành Nghị định số 10/2011/NĐ-CP ngày 26/01/2011 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 141/2006/NĐ-CP đã giãn thời hạn thêm 1 năm, theo đó đến ngày 31 tháng 12 năm 2011 thì các ngân hàng phải đạt vốn là 3000 tỷ đồng. Nếu đến hạn mà tổ chức tín dụng không đáp ứng đƣợc mức vốn pháp định thì có thể bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động.

Bởi vì gặp khó khăn trong việc đáp ứng mức vốn pháp định nhƣng đứng trƣớc nguy cơ sống còn của ngân hàng cho nên các ngân hàng đã thông qua việc sở hữu chéo để có thể đáp ứng đƣợc mức vốn pháp định để duy trì sự tồn tại và hoạt động của ngân hàng mình. Bằng sở hữu chéo, các ngân hàng có thể vay vốn lẫn nhau, hay cổ đông của ngân hàng A có thể vay vốn của ngân hàng B để đầu tƣ vào chính ngân hàng B và ngƣợc lại. Nhƣ vậy, mặc dù trên sổ sách các ngân hàng đáp ứng đƣợc quy định về vốn pháp định là 3000 tỷ đồng. Tuy nhiên, mức vốn này mang tính chất ảo vì chỉ có một khoản tiền mà thông qua hoạt động đi vay để đầu tƣ hay góp vốn lẫn nhau mà dòng vốn chảy qua chảy lại giữa các ngân hàng cho nên mức vốn của từng ngân hàng tăng nhƣng tổng thể nguồn vốn toàn hệ thống lại không hề thay đổi.

Cho nên, dù pháp luật có quy định cụ thể về mức vốn pháp định nhƣng dựa vào sở hữu chéo các ngân hàng đã vô hiệu hoá quy định này. Không những vậy, việc này còn làm ảnh hƣởng đến kết quả đánh giá rủi ro của hệ thống ngân hàng, bởi đánh giá hoạt động của một ngân hàng có rất nhiều chỉ số nhƣ tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất, tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ,… xác định dựa trên số vốn tự có mà vốn điều lệ là một yếu tố cấu thành nên vốn tự có của ngân hàng nhƣng lại có một phần là vốn ảo, do vậy, dẫn đến kết quả tính toán các chỉ số này trong toàn hệ thống cũng mang giá trị ảo. Chính kết quả này kéo theo hệ lụy làm sai lệch về quản trị ngân hàng cũng nhƣ việc đánh giá rủi ro, trích lập quỹ dự phòng hay giám sát đối với hoạt động tài chính nói chung, những vấn đề này sẽ đƣợc trình bày ở những nội dung tiếp sau của luận văn.

23 Nguyễn Đức Trung, An toàn vốn của các NHTM - Thực trạng Việt Nam và giải pháp cho việc áp dụng hiệp ước tiêu chuẩn vốn Basel 2 và 3, Tạp chí Ngân hàng, số 6, 2012, tr. 18-25, tr. 20.

Một phần của tài liệu pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong ngân hàng thương mại (Trang 26)