Trƣờng hợp hạn chế cấp tín dụng

Một phần của tài liệu pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong ngân hàng thương mại (Trang 36)

5. Kết cấu đề tài

2.3.3Trƣờng hợp hạn chế cấp tín dụng

Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, Điều 127 quy định cụ thể các trƣờng hợp hạn chế cấp tín dụng nhƣ sau:

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài không đƣợc cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với điều kiện ƣu đãi cho những đối tƣợng sau đây:

 Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài; thanh tra viên đang thanh tra tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài;

 Kế toán trƣởng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài;

 Cổ đông lớn, cổ đông sáng lập;

 Doanh nghiệp có một trong những đối tƣợng quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật này sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó;

 Ngƣời thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng;

 Các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát.

2. Tổng mức dƣ nợ cấp tín dụng đối với các đối tƣợng quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này không đƣợc vƣợt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài.

3. Việc cấp tín dụng đối với những đối tƣợng quy định tại khoản 1 Điều này phải đƣợc Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng thông qua và công khai trong tổ chức tín dụng.

4. Tổng mức dƣ nợ cấp tín dụng đối với một đối tƣợng quy định tại điểm e khoản 1 Điều này không đƣợc vƣợt quá 10% vốn tự có của tổ chức tín dụng; đối với tất cả các đối tƣợng quy định tại điểm e khoản 1 Điều này không đƣợc vƣợt quá 20% vốn tự có của tổ chức tín dụng.

Luật quy định các đối tƣợng hạn chế cấp tín dụng nhƣ tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên, thanh tra viên đang tiến hành kiểm toán, thanh tra tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo tín công bằng và minh bạch, tránh xảy ra hiện tƣợng tham nhũng, tác động đến quyết định của các thanh tra viên, ngƣời thẩm định. Còn việc hạn chế cấp tín dụng đối với kế toán trƣởng, cổ đông lớn, cổ đông sáng lập nhằm tránh việc các cá nhân này vì lợi ích riêng mà đƣa ra các quyết định ảnh hƣởng đến lợi ích của tổ chức tín dụng cũng nhƣ đảm bảo lợi ích của cổ đông nhỏ.

Một phần của tài liệu pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong ngân hàng thương mại (Trang 36)