Chương 3 Thuật toán định tuyến theo vùng ZRP 3.1 Giới thiệu chung
3.1.2. Vùng định tuyến
Vùng định tuyến (routing zone) là phạm vi tương ứng với mỗi trạm làm việc. Nói
vùng định tuyến bán kính r của trạm làm việc S là tập hợp các trạm làm việc mà khoảng cách của chúng đến trạm làm việc S (tính theo số bước nhảy) nhỏ hơn hoặc bằng r.
Hình 16 minh họa vùng định tuyến của trạm làm việc S với bán kính bằng 2. Trong hình vẽ, vùng định tuyến được biểu diễn là phần trong của vòng tròn bao quanh S, gồm các trạm làm việc A, B, C, D (cách S 1 bước nhảy) và E, F, G, H (cách S 2 bước nhảy).
Chú ý rằng, khoảng cách được tính bằng số bước nhảy (không phải khoảng cách vật lý), do vậy, trong thực tế, vùng định tuyến không phải là một hình tròn, miễn là nó bao gồm các trạm làm việc cách xa S không quá r bước nhảy (r=2 trong trường hợp này).
Hình 16. Vùng định tuyến tương ứng với trạm làm việc S có bán kính r = 2
Ở đây, ta cần lưu ý là một vùng định tuyến luôn luôn tương ứng với một trạm làm việc. Do vậy hai trạm làm việc khác nhau có vùng định tuyến khác nhau. Các vùng định tuyến của các trạm làm việc khác nhau có thể chồng chéo lên nhau (overlap). Hình 17 là một ví dụ, trong đó vùng định tuyến của S bao gồm các trạm làm việc A, B, C, D, E, F, G, H và S (thuộc vòng tròn đứt nét bên trên); còn vùng định tuyến của C bao gồm các trạm làm việc A, B, C, D, G, H, J và S. Như vậy có rất nhiều trạm làm việc cùng thuộc cả hai vùng định tuyến.
Hình 17. Sự chồng chéo của các vùng định tuyến 3.1.3. Trạm làm việc ngoại biên - trạm làm việc nội vùng
Những trạm làm việc thuộc vùng định tuyến của một trạm làm việc S mà khoảng cách từ chúng đến trạm làm việc S bằng đúng bán kính r của vùng định tuyến được gọi là trạm làm việc ngoại biên (border node hay peripheral node)
Hình 18. Trạm làm việc ngoại biên
Trong hình 18, E, F, G, H là các trạm làm việc ngoại biên của vùng định tuyến tương ứng với S, còn A, B, D, J là các trạm làm việc ngoại biên của vùng định tuyến tương ứng với C.
Các trạm làm việc khác trong vùng định tuyến được gọi là trạm làm việc nội vùng. Cụ thể, A, B, C, D là các trạm làm việc nội vùng của S. Còn S, G, H là các trạm làm việc nội vùng của C. Khoảng cách từ một trạm làm việc tới các trạm làm việc nội vùng của nó nhỏ hơn bán kính của vùng định tuyến.