Qualnet
Thiết lập các tham số cơ bản cho thí nghiệm
Thiết đặt các tham số cơ bản được thực hiện theo hình minh hoạ 38, 39 và 40 Diện tích thí nghiệm:1500m x 1500m
Thời gian thí nghiệm: 200 giây
Hình 38. Thiết lập diện tích và thời gian cho thí nghiệm mô phỏng
Lựa chọn thuật toán định tuyến: Có thể thiết lập để mỗi trạm làm việc sử dụng một thuật toán định tuyến. Tuy nhiên, trong thí nghiệm mô phỏng sẽ thực hiện, tất cả các trạm làm việc cần được thiết đặt để cùng sử dụng chung một thuật toán định tuyến. Tại các thí nghiệm, thuật toán định tuyến được thiết đặt chung cho tất cả các trạm làm việc như hình 39. Khi chọn thuât toán định tuyến ZRP, ta có thể thay đổi kích thước vùng định tuyến và lựa chọn sử dụng giải pháp truy vấn ngoại biên (hình 40).
Đặt trạm làm việc
Có thểđặt các trạm làm việc vào diện tích thí nghiệm một cách ngẫu nhiên, sử dụng chức năng Place Nodes trong menu Experiment (như trong hình 41). Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của tác giả luận văn trong việc sử dụng phần mềm mô phỏng Qualnet phiên bản 3.9.5, nhằm tạo được các trạm làm việc dùng đúng thuật toán định tuyến đã chọn, ta không nên dùng chức năng này, mà nên chọn thiết bị (hình 42) rồi nhấn chuột lên diện tích thí nghiệm để tạo thêm trạm làm việc. Vị trí nhấn chuột để tạo các trạm làm việc không quan trọng. Các vị trí này sẽđược xác lập lại sau khi chỉ định file chứa
thông tin di chuyển của các trạm (file .mobility). Thông tin về vị trí các trạm làm việc được lưu trong file <TênThíNghệm>.nodes.
Hình 39. Lựa chọn thuật toán định tuyến
Hình 40. Thiết đặt kích thước vùng định tuyến
Hình 41. Tự động đặt các trạm làm việc
Hình 42. Lựa chọn để đặt các trạm bằng tay
Cung cấp thông tin về sự di chuyển của các trạm làm việc
Để có thể so sánh hiệu quả làm việc của thuật toán ZRP với các thuật toán định tuyến khác, file chứa đựng thông tin di chuyển của các trạm làm việc được tạo một cách ngẫu nhiên và dùng thống nhất trong các thí nghiệm đối với cả ba loại thuật toán. Nói cách khác, trong các thí nghiệm đối với cả ba thuật toán định tuyến, các trạm làm việc sẽ di chuyển như nhau. Tác giảđã phân tích file chứa thông tin về sự di chuyển của các trạm làm việc và viết một đoạn chương trình bằng ngôn ngữ Visual Basic để sinh các file này với số liệu ngẫu nhiên, trong đó cho phép chỉ định số trạm làm việc, vị trí ban đầu của mỗi trạm, thời điểm và hướng di chuyển, thời gian tạm dừng sau di chuyển. Vận tốc tối đa của các trạm làm việc được chỉ định trước. Tác giả dùng đoạn chương trình để tạo ra các file cung cấp thông tin di chuyển của các trạm với vận tốc 5m/s, 10m/s và 20m/s
Hình 43. Chỉ định file cung cấp thông tin di chuyển của các trạm làm việc
File cung cấp thông tin về sự di chuyển của các trạm làm việc có nội dung như sau:
1 0 (1192.57, 749.95, 0.0) 0 0 1 1.27039670944214 (1192.57, 749.95, 0.0) 0 0 1 1.27039670944214 (1192.57, 749.95, 0.0) 0 0 1 161.91 (223.47, 1373.65, 0.0) 0 0 1 171.91 (223.47, 1373.65, 0.0) 0 0 1 199.43 (464.16, 1328.61, 0.0) 0 0 2 0 (1462.44, 195.33, 0.0) 0 0 2 8.04939270019531 (1462.44, 195.33, 0.0) 0 0 2 40.99 (1266.81, 198.76, 0.0) 0 0 2 50.99 (1266.81, 198.76, 0.0) 0 0 2 195.1 (572.76, 222.98, 0.0) 0 0 3 0 (634.71, 546.08, 0.0) 0 0 3 79. (512.63, 1012.47, 0.0) 0 0 3 89. (512.63, 1012.47, 0.0) 0 0 ... 99 0 (654.3, 1348.15, 0.0) 0 0 99 16.87166929245 (654.3, 1348.15, 0.0) 0 0 99 189.1 (684.16, 971.95, 0.0) 0 0 99 199.1 (684.16, 971.95, 0.0) 0 0 100 0 (819.3, 1057.6, 0.0) 0 0 100 158.14 (490.96, 1436.74, 0.0) 0 0 100 168.14 (490.96, 1436.74, 0.0) 0 0
Chỉđịnh file thiết lập kết nối
Các thông tin về thiết lập kết nối và gửi dữ liệu sẽ được cung cấp bởi file pbhung100n_10Cnn.app, trong đó chỉ rõ 10 kết nối CBR 1Æ10, 11 Æ 20, 21 Æ 30, 31 Æ 40, 41 Æ 50, 51 Æ 60, 61 Æ 70, 71 Æ 80, 81 Æ 90, 91 Æ 100
Hình 44. Chỉ định file thiết lập kết nối và kết quả sau khi chỉ định
File dữ liệu chỉđịnh rõ mỗi trạm làm việc nguồn gửi 900 gói tin CBR, mỗi gói có kích thước 1024 byte, bắt đầu từ giây thứ 10 (thời điểm khi các thông tin định tuyến đã được các trạm làm việc trao đổi với nhau bằng thuật toán định tuyến trước) tới giây thứ 190, với tần suất gửi 5 gói tin/ 1 giây. Nội dung file cụ thể như sau:
CBR 1 10 900 1024 0.2S 10S 190S PRECEDENCE 0 CBR 11 20 900 1024 0.2S 10S 190S PRECEDENCE 0 CBR 21 30 900 1024 0.2S 10S 190S PRECEDENCE 0 CBR 31 40 900 1024 0.2S 10S 190S PRECEDENCE 0 CBR 41 50 900 1024 0.2S 10S 190S PRECEDENCE 0 CBR 51 60 900 1024 0.2S 10S 190S PRECEDENCE 0 CBR 61 70 900 1024 0.2S 10S 190S PRECEDENCE 0 CBR 71 80 900 1024 0.2S 10S 190S PRECEDENCE 0 CBR 81 90 900 1024 0.2S 10S 190S PRECEDENCE 0 CBR 91 100 900 1024 0.2S 10S 190S PRECEDENCE 0
Các kết nối được thiết lập giống nhau trong tất cả các thí nghiệm. (Phần mềm mô phỏng sẽ lấy thông tin trong file được chỉđịnh để thêm các kết nối ứng dụng vào mô hình hiên tại. Do vậy cần phải xoá hết các kết nối đã có trước đó để đảm bảo rằng mô hình chỉ có các kết nối được mô tả trong file đã chỉ định. Thông tin kết nối ứng dụng của mô hình luôn được Qualnet lưu lại trong file <TenMoHinh>.app)
Thực hiện mô phỏng
Sau khi đã thiết đặt tất cả các thông số phù hợp với nhu cầu thí nghiệm, ta nhấn vào nút run để phần mềm mô phỏng thực hiện. Và sau đó có thể quan sát được các gói tin truyền trên mạng từ của sổ Animator.
Hình 45. Nhấn nút run để thực hiện thí nghiệm
Tuy nhiên để tiến hành thí nghiệm nhanh, không cần quan sát, chức năng Run Batch Experiment nên được sử dụng.
Để theo dõi chi tiết, chức năng tracing cần được chỉ định. Khi đó, thời gian thực hiện của hệ mô phỏng sẽ lớn hơn và đòi hỏi dung lượng đĩa cũng nhiều hơn để toàn bộ dữ liệu được ghi vào file trace.
Hình 46. Sử dụng chức năng Run Batch Experiment
Phân tích và so sánh kết quả thí nghiệm
Qualnet cung cấp chức năng Analyzer cho phép hiển thị kết quả thí nghiệm. Có thể trích xuất dữ liệu bằng công cụ này và đem so sánh các kết quả thí nghiệm với nhau. Sau khi có được dữ liệu, ta có thể sử dụng MS Exel để vẽ biểu đồ so sánh, làm cơ sởđánh giá hiệu quả hoạt động của các thuật toán định tuyến.
Chức năng Analyzer cung cấp số liệu tổng kết về hoạt động của các thành phần thuộc các tầng vật lý, tầng liên kết, tầng mạng và tầng ứng dụng. Số lượng gói tin đã được các thành phần IARP, IERP, BRP xử lý được phân loại và tổng kết chi tiết. Thời gian trễ trung bình của các gói số liệu cũng được tính toán và hiển thị tương ứng với các trạm làm việc đích.