Chương 3 Thuật toán định tuyến theo vùng ZRP 3.1 Giới thiệu chung
3.3.3. Đánh giá chung
Trong chương trình mô phỏng thuật toán ZRP do Robin Poss xây dựng, thành phần định tuyến nội vùng IARP được xây dựng dựa trên thuật toán định tuyến cập nhật nhanh trạng thái kết nối (link state routing); thành phần định tuyến liên vùng IERP sử dụng thuật toán AODV [10]. Chương trình mô phỏng hỗ trợ cả cả hai kỹ thuật phát hiện truy vấn đã xử lý (QD1, QD2) và giải pháp kết thúc truy vấn sớm. Tuy nhiên, chương trình được xây dựng để cài đặt trên phiên bản NS-2.1b6a, và do đã có những thay đổi lớn về cấu trúc chương trình ở các phiên bản NS sau này nên rất khó thực hiện cài đặt chương trình mô phỏng nói trên cho các phiên bản NS mới. Chương trình cũng còn chứa khá nhiều lỗi.
Chương trình mô phỏng do Inamti xây dựng sử dụng DSDV làm thành phần định tuyến nội vùng. Thành phần định tuyến liên vùng sử dụng thuật toán DSR [9]. Khi tiến hành thí nghiệm, các mô hình mô phỏng với quy mô nhỏ, thời gian ngắn, được thực hiện rất tốt. Tuy nhiên, khi thực hiện các mô phỏng có quy mô lớn (cỡ trên 50 trạm làm việc) và thời gian dài, các thí nghiệm được thực hiện không thành công với các thông báo lỗi, phổ biến nhất là lỗi “Segmentation Fault”. Đôi khi, với một số thay đổi không đáng kể mô hình mô phỏng (mã TCL), chương trình có thể vượt qua được. Chương trình mô phỏng thuật toán còn thiếu khá nhiều chức năng và chưa được tối ưu hoá. Cụ thể, các chức năng tìm đường đi ngắn hơn trong quá trình truyền dữ liệu (route shortening) và kỹ thuật phát hiện truy vấn đã xử lý loại QD2 không được cài đặt. Với các khiếm khuyết về một số kỹ thuật nói trên, việc tiến hành thí nghiệm để so sánh hiệu quả của thuật toán ZRP với các loại thuật toán khác sẽ không phản ánh được tính ưu việt của thuật toán. Trong luận văn, chương trình do Inamti xây dựng được cài đặt chỉđể tiến hành thí nghiệm nhằm minh hoạ hoạt động của thuật toán định tuyến ZRP.
Trong hệ mô phỏng Qualnet, thuật toán ZRP được xây dựng chủ yếu dựa vào các bản nháp [18], [19], [20], [21] do nhóm giáo sư Zygmunt J. Haas, Marc R. Pearlman và Prince Samar đưa ra năm 2001 và 2002. So với thuật toán định tuyến AODV, một thuật toán đã được nghiên cứu và cài đặt trong các phần mềm mô phỏng từ sớm hơn rất nhiều (cho đến nay, bản nháp của thuật toán định tuyến AODV đã được sửa đổi tới 14 lần, tính tới tháng 7 năm 2003, và cho bản cuối cùng RFC 3561 [2]), thuật toán định tuyến ZRP xây dựng trong hệ mô phỏng Qualnet còn có nhiều hạn chế, do mới chỉ sử dụng nguyên các mô tả cài đặt trong các tài liệu bản nháp của IETF ở những phiên bản ban đầu. Đặc biệt, thành phần IARP chậm cập nhật thông tin định tuyến, làm giảm hiệu quả của thuật toán ZRP.
Các chương trình mô phỏng hoạt động của thuật toán ZRP xây dựng cho hệ mô phỏng NS-2 và hệ mô phỏng Qualnet đều chưa có đủ các kỹ thuật điều khiển truy vấn đã trình bày trong luận văn. Hệ mô phỏng Qualnet mặc dù cho phép thực hiện các thí nghiệm với mô hình có quy mô lớn nhưng các chức năng thuật toán chưa được tối ưu hoá. Do vậy, các thí nghiệm mô phỏng chưa thể hiện hết được ưu điểm của thuật toán
định tuyến theo vùng ZRP. Tuy nhiên, các kết quả thí nghiệm đã minh hoạđược hoạt động của thuật toán định tuyến theo vùng ZRP và chứng minh được một phần các đánh giá trên cơ sở lý thuyết.