Ngoài các thông tin như trạm làm việc đích, trạm kế tiếp, giá trị thước đo định tuyến, số thứ tựđịnh tuyến của trạm làm việc đích, một số thông tin hữu ích khác cũng được lưu giữ trong bảng định tuyến, bao gồm thời hạn duy trì thông tin định tuyến, danh sách các trạm làm việc lân cận tích cực. Cụ thể, các thông tin được lưu trong mỗi dòng định tuyến bao gồm:
• Địa chỉ trạm làm việc đích.
• Địa chỉ trạm làm việc kế tiếp (next hop).
• Giá trị thước đo định tuyến (tính bằng số bước nhảy). • Số thứ tựđịnh tuyến của trạm làm việc đích.
• Danh sách các trạm làm việc lân cận tích cực tương ứng. • Thời hạn duy trì thông tin định tuyến (route caching timeout).
Trước tiên, ta xem xét khái niệm “trạm làm việc lân cận tích cực” và “đường kết nối tích cực” bằng thí dụ minh họa trong hình 12.
Ở đây, hai trạm S và B đều có nhu cầu truyền số liệu với trạm D trong khoảng thời gian gần nhau. Chúng đều đã xác định được đường đi tới D cùng chung đường qua trạm F, và đang sử dụng các kết nối này cách thời điểm hiện tại không quá lâu (trong khoảng thời gian active_timeout). Khi đó, các đường kết nối từ B và S tới D được gọi là đường kết nối tích cực. Đối với F, hai trạm C và E được coi là hai trạm lân cận tích cực, tương ứng với trạm làm việc đích D, vì từđó, F nhận được các gói số liệu truyền tới D.
Như vậy, trạm làm việc lân cận tích cực có thể là một trạm trung chuyển dữ liệu (như C và E trong hình trên đối với F) cũng có thể chính là trạm nguồn phát các gói số liệu (đối với C thì B là trạm làm việc lân cận tích cực).
Việc lưu giữđịa chỉ các trạm làm việc lân cận tích cực nhằm mục đích các trạm làm việc trên đường kết nối tích cực được thông báo kịp thời khi có hiện tượng mất kết nối tới trạm đích. Chẳng hạn, nếu F phát hiện mất kết nối đến D, nó lập tức thông báo cho C và E biết. Quá trình được lặp lại để cuối cùng S và B biết được trạng thái kết nối hiện thời và khởi tạo lại quá trình tìm đường đi mới.
Bảng định tuyến của F có thể chứa dòng thông tin định tuyến đến trạm làm việc D như sau:
Destination Next
Hop Metric Dest_Seq_No
Active
Neighbours Time Out
D G 2 D-1256 C, E 10:12:23
… … … … … …
Cũng giống như trong thuật toán định tuyến DSDV, mỗi dòng thông tin định tuyến trong bảng định tuyến đều được đánh số thứ tự bởi trạm làm việc đích, nhằm tránh hiện tượng gói tin bị gửi vòng quanh trên mạng - hiện tượng thường xảy ra do việc mất kết nối khi các trạm làm việc di chuyển nhanh.
Một tham số quan trọng khác được lưu trong bảng định tuyến là thời gian lưu giữ thông tin định tuyến (route caching timeout). Đây là thời gian mà thông tin định tuyến được coi là còn giá trị sử dụng. Vượt quá thời gian trên, thông tin định tuyến bị coi là không hợp lệ. Mỗi khi thông tin định tuyến được sử dụng để gửi gói số liệu tới trạm làm việc đích, giá trị này được cập nhật lại và đặt bằng thời gian “hiện tại” cộng thêm một khoảng thời gian active_timeout.
Liên quan đến đường quay lại, thời gian duy trì đường quay lại (expiration time) được sử dụng để xóa bỏ thông tin về đường quay lại ở các trạm làm việc không nằm trên đường kết nối đã được thiết lập giữa trạm đích với trạm nguồn. Giá trị thời gian
duy trì đường quay lại phụ thuộc vào kích thước của mạng ad-hoc, sao cho đủ để gói tin yêu cầu định tuyến đạt được đến trạm làm việc đích, và sau đó, gói tin trả lời định tuyến được gửi trở về đến trạm làm việc nguồn. Thông tin về đường quay lại cũng được lưu trữ như một dòng định tuyến thông thường. Xem lại thí dụ trong hình 11, đường quay lại từ C qua B tới A, do không nằm trên đường kết nối tích cực nên sau một khoảng thời gian expiration time sẽ tựđộng được xóa đi.
Khi một trạm làm việc nhận được một thông tin định tuyến mới, nó có thể cập nhật lại bảng định tuyến hoặc không, căn cứ vào kết quả so sánh số thứ tựđịnh tuyến trong thông tin định tuyến nhận được với giá trị tương ứng trong thông tin định tuyến đã lưu trữ. Thông tin định tuyến nào chứa số thứ tựđịnh tuyến mới hơn sẽđược chọn. Trường hợp số thứ tựđịnh tuyến là như nhau, thông tin định tuyến nào có giá trị thước đo định tuyến nhỏ hơn (số bước nhảy ít hơn) sẽđược chọn.
Nếu giá trị thước đo định tuyến là ∞, có nghĩa kết nối đã bị mất, dòng thông tin định tuyến tương ứng sẽ bị xóa đi.