Hệ quả của những trường hợp chấm dứt hợp đồng thế chấp tài sản

Một phần của tài liệu hợp đồng thế chấp tài sản để bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng ngân hàng (Trang 40)

Tùy theo nguyên nhân chấm dứt hợp đồng thế chấp tài sản mà sẽ dẫn đến những hệ quả khác nhau. Nếu hợp đồng thế chấp tài sản chấm dứt theo sự thỏa thuận của các bên thì sẽ không ảnh hưởng nhiều đến quyền lợi của các bên, nhưng nếu hợp đồng thế chấp chấm dứt không theo ý muốn của các bên, hoặc đã có sự tính toán, sắp đặt để vụ

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh SVTH: Lê Thị Kim Trinh

lợi thì việc chấm dứt hợp đồng thế chấp tài sản sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến quyền lợi của một trong các bên tham gia giao dịch.

Trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt dẫn đến hợp đồng thế chấp chấm dứt thì bên nhận thế chấp sẽ phải giao lại giấy tờ về tài sản cho bên thế chấp. Các bên thực hiện thỏa thuận về việc yêu cầu xóa đăng ký thế chấp tại cơ quan đăng ký thế chấp. Nếu việc thế chấp tài sản được hủy bỏ, các bên thực hiện các công việc tương tự như trường hợp trên, nhưng bên nhận bảo đảm sẽ trở thành bên cho vay mà không có tài sản bảo đảm. Khác với trường hợp việc thế chấp tài sản được hủy bỏ, trường hợp việc thế chấp được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác, bên nhận bảo đảm bằng thế chấp sẽ trở thành bên nhận bảo đảm với hình thức bảo đảm khác, các bên sẽ thỏa thuận việc xóa đăng ký thế chấp và thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm mới nếu thuộc trường hợp pháp luật bắt buộc hoặc các bên thỏa thuận. Trong trường hợp đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì tài sản thế chấp sẽ được xử lý theo quy định và dẫn đến hợp đồng thế chấp tài sản bị chấm dứt. Trong trường hợp này tài sản thế chấp sẽ bù trừ cho nghĩa vụ được bảo đảm, nếu bù trừ hết nghĩa vụ thì nghĩa vụ đối với hợp đồng tín dụng cũng sẽ chấm dứt. Nếu bên thế chấp dùng tài sản để bảo đảm nghĩa vụ cho người khác vay vốn thì bên thế chấp và bên vay vốn sẽ thực hiện tiếp những nghĩa vụ riêng đã thỏa thuận với nhau. Trong trường hợp tài sản thế chấp đã được xử lý thì các bên cũng phải thỏa thuận để xóa đăng ký thế chấp theo quy định.

Tóm lại, tuy pháp luật đã không quy định riêng cụ thể về chế định hợp đồng thế chấp tài sản để bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng ngân hàng, nhưng dựa trên những quy định chung về hợp đồng, về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được quy định trong Bộ luật dân sự, những quy định về giao dịch bảo đảm được ghi nhận trong Nghị định 163/2006/NĐ-CP, Nghị định 11/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 163/2006/NĐ-CP, cùng những quy định hướng dẫn cụ thể liên quan, thì cũng đã góp phần làm rõ được nội dung về hợp đồng thế chấp tài sản bảo đảm tiền vay. Có những nội dung về thế chấp đã được quy định khá rõ, nhưng về hợp đồng thế chấp thì vẫn còn rất ít, cần phải suy luận và kết hợp từ những quy định chung. Vì thế, cơ sở pháp luật vẫn chưa được nắm rõ nên việc thực hiện cũng khá khó khăn và dẫn đến không ít những bất cập, tranh chấp xảy ra trên thực tế. Người viết sẽ tiếp tục tình bày về thực

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh SVTH: Lê Thị Kim Trinh

trạng quy định pháp luật và việc thực hiện hợp đồng thế chấp tài sản trong chương kế tiếp, và cũng từ đó sẽ đưa ra những giải pháp, định hướng hoàn thiện hơn về hợp đồng thế chấp tài sản trong hoạt động tín dụng ngân hàng.

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh SVTH: Lê Thị Kim Trinh

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP TÀI SẢN

Một phần của tài liệu hợp đồng thế chấp tài sản để bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng ngân hàng (Trang 40)