Bên thứ ba có liên quan

Một phần của tài liệu hợp đồng thế chấp tài sản để bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng ngân hàng (Trang 25)

Ngoài hai chủ thể chính là bên thế chấp và bên nhận thế chấp thì trong những trường hợp nhất định trong quan hệ thế chấp tài sản sẽ xuất hiện những chủ thể khác, sau đây gọi chung là bên thứ ba có liên quan.

Mặc dù trong Bộ luật dân sự chỉ đề cập quyền và nghĩa vụ của người thứ ba giữ tài sản thế chấp. Tuy nhiên, sẽ còn có thể xuất hiện những chủ thể khác như bên vay vốn (trong trường hợp bên thế chấp và bên vay vốn là hai chủ thể khác nhau, tức là một người khác dùng tài sản của mình để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ vay cho người vay vốn), bên mua, bên nhận chuyển nhượng, bên thuê tài sản thế chấp, các bên cùng nhận bảo đảm đối với tài sản thế chấp. Các chủ thể này ngoài đáp ứng các điều kiện về năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự, còn phải đáp ứng những điều kiện cụ thể trong những quan hệ nhất định. Chẳng hạn, nếu là bên vay vốn thì phải có đủ điều kiện được vay vốn theo quy định.

Về quyền và nghĩa vụ thì trong những tư cách khác nhau bên thứ ba sẽ có những quyền, nghĩa vụ khác nhau. Nếu bên thứ ba là người giữ tài sản thế chấp thì sẽ có quyền khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp nếu có thỏa thuận và sẽ được trả thù lao, thanh toán chi phí bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Bên cạnh đó người giữ tài sản thế chấp có nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp và sẽ phải bồi thường nếu làm mất tài sản thế chấp hoặc mất giá trị, giảm sút giá trị của tài sản thế chấp. Nếu việc khai thác có nguy cơ giảm sút giá trị thì không được tiếp tục khai thác. Và người giữ tài sản thế chấp sẽ phải giao lại tài sản thế chấp theo quy định hoặc theo thỏa thuận20.

Nếu bên thứ ba là bên vay vốn - bên có nghĩa vụ được bảo đảm bằng tài sản của bên thế chấp, thì ngoài quyền được vay vốn theo quy định hoặc thỏa thuận, bên vay vốn có nghĩa vụ sử dụng vốn đúng với mục đích đã cam kết và phải hoàn trả nợ theo đúng quy định. Bên cạnh đó bên vay vốn sẽ phải tuân thủ những cam kết đã thỏa

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh SVTH: Lê Thị Kim Trinh

thuận với bên thế chấp về việc đã thế chấp tài sản để bảo đảm nghĩa vụ cho bên vay vốn. Trong trường hợp bên thứ ba là người đang thuê tài sản thế chấp thì sẽ có những quyền cơ bản như quyền được biết về việc tài sản thuê đang được thế chấp, nếu không được bên thế chấp thông báo và gây thiệt hại thì sẽ được bồi thường, có quyền được tiếp tục sử dụng tài sản thuê cho đến khi hết hợp đồng thuê trong trường hợp bên thế chấp thế chấp tài sản đang cho thuê21. Bên cầm giữ tài sản thế chấp hợp pháp sẽ có quyền yêu cầu được thanh toán chi phí bảo quản, giữ gìn tài sản đang cầm giữ, có quyền ưu tiên hơn so với quyền của bên nhận thế chấp. Trong trường hợp phải xử lý tài sản thế chấp thì bên đang thuê tài sản thế chấp (trường hợp thuê tài sản đang được thế chấp) phải giao tài sản để xử lý, còn bên cầm giữ sẽ giao tài sản khi có người đã đứng ra thực hiện nghĩa vụ với họ. Trong quá trình cầm giữ, sử dụng tài sản thì phải có nghĩa vụ phải bảo quản, giữ gìn tài sản, nếu vi phạm nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn có thể sẽ dẫn đến chấm dứt việc cầm giữ hoặc phải bồi thường.

Một phần của tài liệu hợp đồng thế chấp tài sản để bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng ngân hàng (Trang 25)