Quyđịnh pháp luật về đối tƣợng của hợp đồng thế chấp tài sản

Một phần của tài liệu hợp đồng thế chấp tài sản để bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng ngân hàng (Trang 26)

Đối tượng của hợp đồng thế chấp tài sản là tài sản thế chấp. Để một tài sản trở thành tài sản thế chấp theo quy định thì tài sản đó phải thỏa mãn những điều kiện sau:

Tài sản thế chấp phải thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp22. Điều này xuất phát từ quyền xác lập hợp đồng bảo đảm. Việc đưa ra tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ dân sự nói chung cũng như nghĩa vụ bảo đảm tiền vay nói riêng phải do chủ sở hữu tài sản đó quyết định và xác lập nhân danh của mình. Nghị định 163/2006/NĐ-CP cũng đã đề cập vấn đề quyền sở hữu đối với tài sản bảo đảm nhưng Nghị định 11/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163/2006/NĐ-CP đã sửa đổi khoản này và chỉ nêu tài sản bảo đảm là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai mà pháp luật không cấm giao dịch23. Việc sửa đổi này giúp cho quy định có thể bao quát cả những trường hợp ngoại lệ mà bên thế chấp vẫn được quyền thế chấp tài sản mặc dù không không có quyền sở hữu đối với tài sản đó.

Như đã đề cập, tài sản thế chấp phải là tài sản được phép giao dịch. Có nghĩa là tài sản đó không bị cấm giao dịch theo quy định pháp luật tại thời điểm xác lập giao dịch.

21 Xem thêm: Điều 23, 24 Nghị định 11/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm

22

Xem thêm: Điều 342 Bộ luật dân sự 2005

23 Khoản 2 Điều 1 Nghị định 11/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh SVTH: Lê Thị Kim Trinh

Có những tài sản dù ở dạng sở hữu hợp pháp nhưng vẫn không giao dịch được, ví dụ: tài sản đang bị cơ quan có thẩm quyền tạm giữ, niêm phong, phong tỏa, tài sản đang làm thủ tục giải thể, phá sản doanh nghiệp hoặc như vũ khí quân sự, quyền cấp dưỡng quyền hưởng trợ cấp mất việc, trợ cấp hưu trí. Từ đó, có thể hiểu rộng ra rằng, “được phép giao dịch” là theo quy định pháp luật được đưa tài sản đó vào giao dịch, trở thành đối tượng của giao dịch, phạm trù được phép giao dịch được suy đoán bằng sự loại trừ ra những trường hợp bị cấm, bị hạn chế tham gia giao dịch theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu hợp đồng thế chấp tài sản để bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng ngân hàng (Trang 26)