Thẩm quyền công chứng, chứng thực hợp đồng thế chấp tài sản

Một phần của tài liệu hợp đồng thế chấp tài sản để bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng ngân hàng (Trang 31)

1. Thẩm quyền công chứng: Theo quy định tại điều 2 Luật công chứng 2006 thì: “công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công

chứng”. Như vậy, việc công chứng là phải do công chứng viên thực hiện, mà công

chứng viên này phải hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng30. Theo Luật công chứng 2006 thì tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng. Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, được thành lập theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và người đại diện theo pháp luật là Trưởng phòng31. Còn Văn phòng công chứng thì do công chứng viên thành lập, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng,

30 Điểm d, khoản 2, điều 22 Luật công chứng 2006

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh SVTH: Lê Thị Kim Trinh

hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính. Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân hoăc công ty hợp danh, người đại diện theo pháp luật là Trưởng văn phòng. Theo khoản 2, điều 7 Nghị định 04/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng thì việc thành lập Văn phòng công chứng được khuyến khích, và chỉ thành lập Phòng công chứng trong trường hợp không phát triển được Văn phòng công chứng.

Thẩm quyền công chứng của công chứng viên đối với hợp đồng thế chấp tài sản: + Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản là bất động sản, bao gồm cả hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở32.

+ Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản khác theo quy định pháp luật hoặc theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân.

- Thẩm quyền chứng thực: Theo điều 2 Nghị định 75/2000/NĐ-CP về công chứng, chứng thực thì chứng thực là việc Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã xác nhận sao y giấy tờ, hợp đồng, giao dịch và chữ ký của cá nhân trong các giấy tờ phục vụ cho việc thực hiện các giao dịch của họ. Như vậy, chứng thực là do người được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã giao thực hiện việc chứng thực33. Thẩm quyền chứng thực đối với hợp đồng thế chấp tài sản theo những quy định hiện hành như sau:

32

Khoản 1, điều 37 Luật công chứng 2006 và điều 17 Nghị định 04/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng.

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh SVTH: Lê Thị Kim Trinh

- Hai trƣờng hợp thuộc thẩm quyền chứng thực của UBND cấp xã:

Một phần của tài liệu hợp đồng thế chấp tài sản để bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng ngân hàng (Trang 31)