Xuất một số giải pháp cho việc thực hiện các quyền của người sử dụng

Một phần của tài liệu đánh giá việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn quận hà đông, thành phó hà nội (Trang 82)

dụng đất trên địa bàn quận Hà Đông

3.4.1. Gii pháp v chính sách

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 74

hành Luật Đất đai 2013, Nghị định 43/2014/NĐ- CP ngày 15/05/2014, Quyết

định 24/2014/QĐ- UBND ngày 20/06/2014 của UBND thành phố Hà Nội. Đồng thời ban hành các văn bản hướng dẫn UBND các phường tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc cấp GCNQSDĐ lần đầu nhằm tạo điều kiện cho việc các chủ sử dụng đất thuận lợi thực hiện các quyền sử dụng đất trên địa bàn quận.

Hướng dẫn UBND các phường trên địa bàn quận tiến hành thông báo cho các chử dụng đất tiến hành kê khai hồ sơđăng ký đất đai nhằm xây dựng một cơ

sở dữ liệu đất đai về chủ sử dụng đất, thời điểm sử đụng đất, mục đích sử dụng

đất giúp cho việc các chủ sử dụng đất thực hiện chuyển mục đích đất vườn, ao xen kẹt trong khu dân cư, vườn ao liền kề sang đất ở dễ dàng, minh bạch hơn trong việc tính thuế sử dụng đất cũng như trong việc cấp GCNQSDĐ

Quận Hà Đông đã có nhiều lần thay đổi địa giới hành chính do vậy UBND quận cần phải xúc tiến việc đo đạc lại bản đồđịa chính trên toàn bộ diện tích của quận để đồng bộ được cơ sở hệ thống dữ liệu giúp các cán bộ Tài nguyên môi trường cơ sở có căn cứ quản lý chặt chẽ đất đai đến từng thửa đất nhằm bám sát

được biến động của từng thửa.

Căn cứ vào khung giá đất nhà nước, tiến hành cập nhập thường xuyên giá đất thực tế ở từng địa phương nhằm xây dựng cơ chế định giá đất phù hợp với thực tế làm cơ sở tính thuế chuyển quyền khi các chủ sử dụng đất thực hiện việc chuyển quyền sử dụng đất giúp hạn chế được việc kê khai thuế

không đúng thực tế.

Công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; xác định rõ địa chỉ, vị trí ranh giới đất thuộc dự án đầu tư, người sử dụng đất không được sử dụng vào mục đích khác. Quy hoạch sử dụng đất phải đi trước một bước, hoạch định rõ các khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì người sử dụng đất sẽ có các kế hoạch sử

dụng đất hợp lý, yên tâm chuyển nhượng cũng như thực hiện các quyền sử dụng

đất khác đểđầu tư phát triển.

Quận cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính để người sử dụng đất thực hiện các QSDĐđược thuận tiện, nhanh chóng hơn nữa. Thủ tục hành chính đặt ra cho cơ quan Nhà nước và người sử dụng đất khi người sử dụng đất thực hiện

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 75

QSDĐ đúng quy định pháp luật và thực hiện một cách thống nhất. Trong điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng biến đổi không ngừng và đòi hỏi sự đáp ứng của bộ máy Nhà nước ngày càng tiến bộ, phát triển. Do đó, nếu không cải cách thủ

tục hành chính thì không thểđáp ứng và phù hợp với yêu cầu thực tếđược. Do đặc thù tại quận Hà Đông, khi chủ sử dụng đất thực hiện kê khai hồ sơ đăng ký biến động các quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật, phải qua UBND phường xác nhận tình trạng tranh chấp đất đai. Do vậy để có cơ sở

xác nhận tình trạng tranh chấp đất đai thì UBND quận phải đẩy nhanh công tác cấp GCNQSDĐ tại các khu đô thị mới như khu đô thị mới Xa La, khu đô thị mới Văn Phú, khu dô thị mới Văn Quán, khu đô thị La Khê... Đồng thời thúc đẩy tiến độ các dự án “Tháp thiên niên kỷ Hà Tây”, các dự án đang xây dựng chung cư đang triển khai trên địa bàn quận nhằm tạo một hệ thống cơ sở pháp lý giúp các chủ sử dụng đất có thể thực hiện dễ dàng hơn việc chuyển quyền sử dụng đất và làm tình hình chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn sôi động hơn, giảm tình trạng chuyển quyền “ngầm” không thực hiện các thủ tục theo quy định.

3.4.2. Gii pháp v t chc qun lý đầu tư cơ s vt cht

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan chuyên môn trong việc hoàn thiện các thủ tục liên quan đến quyền sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn quận

Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn cho các cán bộ Tài nguyên và Môi trường cơ sở, cũng như cán bộ thụ

lý hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính.

Tổ chức tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và việc sử dụng các phần mềm chuyên ngành giúp quản lý đất đai được dễ dàng hơn như: Microstation, Autocad, Famis, Vilis...

Trên địa bàn quận Hà Đông đối với các phường trước đây thuộc trung tâm thành phố Hà Đông cũ (Nay là quận Hà Đông) như phường Yết Kiêu, phường Nguyễn Trãi, phường Quang Trung do kế thừa được hệ thống cơ sở hạ tầng cũ, các phương tiện, trang thiết bị vẫn còn đáp ứng được một phần yêu cầu công việc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 76

phường Phú Lương, phường Phú Lãm….các phường xa trung tâm quận như

phường Biên Giang do hệ thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cũ, lạc hậu chưa đáp

ứng được khối lượng công việc ngày càng phức tạp. Do vậy UBND quận cần đầu tư nhiều hơn về thiết bị, phương tiện làm việc hiện đại và đồng bộ cho các cán bộ

cơ sở nhằm nâng cao hiệu suất công việc cũng như việc quản lý đất đai trên địa bàn được chặt chẽ hơn, tốt hơn.

3.4.3. Gii pháp tuyên truyn ph biến pháp lut

Sau khi Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật được ban hành. UBND quận cần có kế hoạch tăng cường việc tuyên truyền phổ biến pháp luật trên hệ thống đài truyền thanh đến từng chủ sử dụng đất nhằm nâng cao ý thức của người dân đối với việc kê khai hồ sơ chuyển quyền theo quy định.

Đặc biệt đối với các phường nằm cách xa trung tâm quận Hà Đông như

phường Biên Giang, UBND quận đầu tư hệ thống truyền thanh phủ khắp các tổ

dân phốđể việc tuyên truyền, phố biến pháp luật cho nhân dân trên địa bàn quận

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 77

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Quận với vị trí địa lý liền kề trung tâm thủ đô Hà Nội nên có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu kinh tế. Là địa bàn mở rộng

ảnh hưởng của không gian trung tâm thủđô Hà Nội. Đồng thời chịu tác động văn hoá, khoa học - kĩ thuật - công nghệ, dịch vụ, thị trường từ trung tâm thủđô. Hệ

thống kếu cấu hạ tầng đô thị từng bước được xây dựng tương đối hoàn chỉnh là một trong những khâu đột phá trọng tâm cho phát triển kinh tê - xã hội của quận trong giai đoạn tới.

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy việc thực hiện các quyền sử dụng đất giai

đoạn 2010 – 2014 trên địa bàn quận cụ thể như sau:

1. Việc thực hiện quyền chuyển nhượng QSDĐ có 18.882 trường hợp đăng ký kê khai hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Theo kết quảđiều tra tại 03 phường, cho thấy trong tổng số 83 phiếu điều tra, phường Nguyễn Trãi có 08 trường hợp thực hiện chuyển nhượng QSDĐ chiếm 9,64 %; phường Kiến Hưng có 29 trường hợp chuyển nhượng QSDĐ chiếm 34,94 %; phường Phú Lương có 46 trường hợp chuyển nhượng QSDĐ chiếm 55,42 %. Từđó có thể thấy các phường đang trong quá trình phát triển kinh tế sau khi chuyển đổi từ xã lên phường có các hoạt động thực hiện chuyển nhượng QSDĐ diễn ra sôi nổi. Việc xây dựng các khu đô thị

mới, khu công nghiệp tạo cơ hội kinh doanh bất động sản cho các chủđầu tư kéo theo các hoạt động thực hiện chuyển nhượng QSDĐ tại các khu vực này ngày càng tăng.

2. Việc thực hiện quyền thừa kế, tặng cho QSDĐ có 1.432 trường hợp

đăng ký kê khai hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Theo kết quả điều tra tại 03 phường, cho thấy trong tổng số 46 phiếu điều tra, phường Nguyễn Trãi có 07 trường hợp thực hiện thừa kế, tặng cho QSDĐ chiếm 15,22 %; phường Kiến Hưng có 21 trường hợp thừa kế, tặng cho QSDĐ chiếm 45,65 %; phường Phú Lương có 18 trường hợp chuyển nhượng QSDĐ chiếm 39,13 %. Qua điều tra cho thấy việc thực hiện quyền thừa kế, tặng cho QSDĐ của các chủ sử dụng đất do nguồn gốc là đất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 78

ông cha để lại do vậy các chủ sử dụng đất chỉ thực hiện khi có nhu cầu cần thiết. Do vậy các trường hợp không đăng ký kê khai, hoàn thiện thủ tục theo đúng quy

định chủ yếu là thuộc trường hợp thừa kế, tặng cho QSDĐ.

3. Việc thực hiện quyền thế chấp QSDĐ có 17.280 trường hợp đăng ký kê khai hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Theo kết quảđiều tra tại 03 phường, cho thấy trong tổng số 31 phiếu điều tra, phường Nguyễn Trãi có 15 trường hợp thực hiện thừa kế, tặng cho QSDĐ chiếm 48,39 %; phường Kiến Hưng có 10 trường hợp thừa kế, tặng cho QSDĐ chiếm 32,26 %; phường Phú Lương có 18 trường hợp chuyển nhượng QSDĐ chiếm 19,35 %. Qua điều tra cho thấy việc phát triển các khu đô thị mới, khu công nghiệp làm cho giá đất tại các khu vực phụ cận tăng, kích thích nhu cầu thế chấp quyền sử dụng đất tại các khu vực này. Đồng thời tại các phường đã có hệ thống cơ sở hạ tầng ổn định, tốc độ phát triển kinh tếổn định do giá đất tại các phường này có giá cao, ổn định các chủ sử dụng đất chủ yếu là thực hiện quyền thế chấp QSDĐ

4. Trong giai đoạn 2010 – 2014, do ý thức của người dân đã dần được tăng cao và hệ thống pháp luật quy định về việc thực hiện các QSDĐ đã được ban hành chi tiết cụ thể lên do vậy tình trạng thực hiện thủ tục giao dịch QSDĐ

không khai báo trên địa bàn quận xảy ra ít. Tuy nhiên vẫn còn một số trường hợp người dân chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của việc thực hiện thủ tục giao dịch QSDĐđúng quy định và hệ thống pháp luật hiện hành tuy quy định cụ

thể chi tiết về trình tự, thủ tục thực hiện QSDĐ nhưng vẫn còn khó hiểu, chưa tuyên truyền, hướng dẫn đầy đủ được đến người dân do vậy vẫn còn tình trạng giao dịch QSDĐ không kê khai đăng ký đúng theo quy định của pháp luật.

5. Qua kết quả nghiên cứu tại 03 phường đề xuất được 3 nhóm giải pháp

để người dân thực hiện tốt trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước khi thực hiện các quyền sử dụng đất, đó là: nhóm giải pháp về chính sách, nhóm giải pháp tổ chức quản lý đầu tư cơ sở vật chất và nhóm giải pháp về tuyên truyền phổ biến pháp luật.

2. KIẾN NGHỊ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 79

đăng ký QSDĐ để người dân thực hiện các QSDĐ của mình theo quy định của pháp luật.

Cần phải tuyên truyền rộng khắp trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng hoặc trực tiếp thông qua các lớp tập huấn giúp người dân nâng cao hiểu biết về pháp luật, từđó để người dân có thể thực hiện và làm theo pháp luật.

Do địa bàn quận Hà Đông đã có nhiều lần thay đổi địa giới hành chính do vậy để đánh giá khách quan, chính xác được tình hình việc thực hiện quyền sử

dụng đất trên địa bàn quận Hà Đông. Kiến nghịđược mở rộng đề tài:

Địa bàn nghiên cứu mở rộng trong phạm vi tất cả các phường trên địa bàn quận Hà Đông.

Nội dung nghiên cứu Điều tra, đánh giá việc thực hiện quyền của người sử

dụng đất không chỉđối với đất ở mà cảđất nông nghiệp và mở rộng đối với toàn bộ các quyền của người sử dụng đất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO

01. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Kinh nghiệm nước ngoài về quản lý và pháp luật đất đai.

02. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013), Đề cương giới thiệu Luật Đất đai 2013. 03. Hoàng Huy Biều (2000), Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của Vương quốc Thái

Lan, Báo cáo chuyên đề Tổng hợp về chính sách và tình hình sử dụng đất đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới, Vụ Khoa học và Hợp tác Quốc tế. 04. Nguyễn Đình Bồng (2006) Một số vấn đề về thị trường quyền sử dụng đất ở nước ta

trong giai đoạn hiện nay, Hội thảo khoa học Thị trường bất động sản: thực trạng, nguyên nhân và những giải pháp, tháng 3/2006, Hà Nội.

05. Nguyễn Đình Bồng và các tác giả (2007), Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật đề tài cấp nhà nước: Nghiên cứu đổi mới hệ thống quản lý đất đai để hình thành và phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam, Tháng 12/2007, Trung tâm Điều tra Quy hoạch Đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội.

06. Nguyễn Đình Bồng (2014). Bài giảng Hệ thống pháp luật về quản lý đất đai và thị trường bất động sản

07. Đào Trung Chính (2007), “Một số vấn đề về quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản”, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, (5/2007), tr. 48 – 51, Hà Nội.

08. Trần Tú Cường và các cộng sự (2012) “Nghiên cứu cơ sở lý luận và qui định về QSH, QSDĐ đai của một số quốc gia trên thế giới, rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam”. Đề tài cấp Bộ của Bộ Tài Nguyên và Môi trường.

09. Trần Thị Minh Hà (2000), chính sách và tình hình sử dụng đất đai của Ôxtrâylia, Báo cáo chuyên đề Tổng hợp về chính sách và tình hình sử dụng đất đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới, Vụ Khoa học và Hợp tác Quốc tế.

10. Nguyễn Thị Thu Hồng (2000), Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của Vương quốc Thụy Điển, Báo cáo chuyên đề Tổng hợp về chính sách và tình hình sử dụng đất đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới, Vụ Khoa học và Hợp tác Quốc tế. 11. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII (2013), Luật Đất đai

năm 2013

12. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII (2013), Hiến pháp năm 2013

13. Lưu Quốc Thái (2006), “Pháp luật đất đai và vấn đề đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản ở Trung Quốc”, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường (8/2006).

14. Ủy ban nhân dân quận Hà Đông (2010), Báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn quận Hà Đông giai đoạn 2010 – 2020.

15. Ủy ban nhân dân quận Hà Đông (2011), Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội quận Hà Đông năm 2010.

16. Ủy ban nhân dân quận Hà Đông (2011), Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội quận Hà Đông năm 2011.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 81 17. Ủy ban nhân dân quận Hà Đông (2012), Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội quận Hà

Đông năm 2012.

18. Ủy ban nhân dân quận Hà Đông (2013), Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội quận Hà Đông năm 2013.

19. Ủy ban nhân dân quận Hà Đông (2014), Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội quận Hà

Một phần của tài liệu đánh giá việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn quận hà đông, thành phó hà nội (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)