Tình hình thực hiện quyền thừa kế, tặng cho của người sử dụng đất ở

Một phần của tài liệu đánh giá việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn quận hà đông, thành phó hà nội (Trang 72)

ti địa bàn nghiên cu

Theo quy định tại Quyết định 24/2014/QĐ- UBND ngày 20/6/2014 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND thành phố được Luật Đất đai 2013 và các nghị định của Chính phủ giao về đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đăng ký biến động về sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, đăng ký biến động về sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam

định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài, chuyển mục đích sử dụng đất vườn, ao liền kề và đất vườn, ao xen kẹt trong khu dân cư (Không thuộc đất công) sang

đất ở trên địa bàn thành phố Hà Nội. Hộ gia đình, cá nhân làm thủ tục đăng ký biến động tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất của quận.

Theo quy định tại Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân việc thực hiện quyền thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹđẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau và có giấy tờ chứng minh được các mối quan hệ huyết thống khi làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất tại các cơ quan nhà nước thì miễn không phải nộp thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ hoặc chỉ

phải nộp lệ phí địa chính và phí thẩm định địa chính theo quy định. Trong tổng số hộ điều tra trên địa bàn nghiên cứu thì có 46 trường hợp thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất. Phần lớn các trường hợp này đều là do bố mẹ, ông bà thừa kế, tặng cho con, cháu. Trong đó có 29 trường hợp (chiếm 63,04%) hoàn thiện thủ

tục theo quy định của pháp luật; 17 trường hợp (chiếm 36,96 %) chưa hoàn thiện, kê khai theo đúng quy định của pháp luật. Kết qủa tổng hợp số liệu điều tra phỏng vấn các chủ sử dụng đất tham gia thực hiện quyền thừa kế, tặng cho QSDĐđược thể hiện tại bảng 3.7 cụ thể như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64

Bảng 3.7: Tình hình thực hiện quyền thừa kế, tặng cho QSDĐ Chỉ tiêu Đơn vị tính Phường Nguyễn

Trãi Phường Kiến Hưng Phương Phú Lương Tổng 1. Tổng số trường hợp thừa kế, tặng cho trường hợp 7 21 18 46 2. Diện tích m2 443,6 1.508,8 2.285,8 4.238,2 3. Tình hình thực hiện thừa kế, tặng cho trường hợp 7 21 18 46

3.1. Có đăng ký kê khai hồ

sơ theo quy định

trường

hợp 7 13 9 29

3.2. Chưa đăng ký kê khai hồ sơ theo quy định tr ường hợp 0 8 9 17 4. Giấy tờ tại thời điểm thừa kế, tặng cho trường hợp 7 21 18 46 4.1. Có giấy CNQSDĐ trường hợp 7 17 14 38 4.2. Chưa có giấy CNQSDĐ trường hợp 0 4 4 8

(Nguồn phiếu điều tra các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn quận)

Căn cứ Bảng 3.7 ta thấy việc thừa kế, tặng cho giữa phường Kiến Hưng và phường Phú Lương khá tương đồng. Trong tổng số 160 phiếu điều tra thì việc thực hiện tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất của các chủ sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu là 46 trường hợp. Trong đó :

Phường Nguyễn Trãi có 7 trường hợp thực hiện quyền thừa kế, tặng cho và tỷ lệ kê khai hoàn thiện thủ tục, hồ sơ theo quy định của pháp luật là 100 %. Từ đó có thể nhận thấy được tỷ lệ cấp giấy CNQSDĐ trên địa bàn phường và ý thức của người dân trong việc chấp hành pháp luật về kê khai hồ sơ biến động theo đúng quy định của pháp luật là rất cao.

Phường Kiến Hưng có 21 trường hợp thực hiện quyền thừa kế, tặng cho. Trong đó 13 trường hợp (chiếm 61,90 %) là kê khai hoàn thiện thủ tục hồ sơ theo quy định của pháp luật; 8 trường hợp (chiếm 38,10 %) là chưa kê khai hoàn thiện thủ tục hồ sơ theo quy định của pháp luật. Lý do 04 trường hợp chưa có giấy CNQSDĐ lên chưa thể thực hiện được việc kê khai hoàn thiện thủ tục hồ sơ theo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65

quy định. Còn lại 04 trường hợp đã có giấy chứng nhận quyến sử dụng đất nhưng vẫn chưa thực hiện kê khai hoàn thiện thủ tục hồ sơ là do đất do bố mẹ cho các con, nhưng mới chỉ cho trên giấy tờ nhưng bố mẹ vẫn giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên chủ sử dụng chưa thể kê khai hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Phường Phú Lương có 18 trường hợp thực hiện quyền thừa kế, tặng cho. Trong đó 9 trường hợp (chiếm 50,00 %) là kê khai hoàn thiện thủ tục hồ sơ theo quy định của pháp luật; 9 trường hợp (chiếm 50,00 %) là chưa kê khai hoàn thiện thủ tục hồ sơ theo quy định của pháp luật. Lý do 04 trường hợp chưa có giấy CNQSDĐ lên chưa thể thực hiện được việc kê khai hoàn thiện thủ tục hồ sơ theo quy định. Còn lại 05 trường hợp đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng vẫn chưa thực hiện kê khai hoàn thiện thủ tục hồ sơ thì có 03 trường hợp là thừa kế quyền sử dụng đất từ bố mẹ nhưng do ý thức của người dân còn chưa cao vẫn nhận thức đất do ông cha để lại thì vẫn ở, sợ thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp lên chưa thực hiện kê khai hoàn thiện hồ sơ theo quy định của pháp luật; 02 trường hợp là tặng cho nhưng bố mẹ vẫn giữ giấy chứng nhận quyến sử dụng đất nên chưa thểđăng ký kê khai hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Từ kết quả tổng hợp tại bảng 3.7 ta có thể thấy tình trạng chưa kê khai hoàn thiện hồ sơ khi thực hiện quyền thừa kê, tặng của các hộ gia đình, cá nhân mặc dù đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chủ yếu tập trung ở phường Kiến Hưng và phường Phú Lương. Từđó có thể thấy ý thức của chủ sử dụng đất trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước còn chưa cao. Các chủ sử dụng

đất chỉ thực hiện thủ tục chuyển quyền khi có nhu cầu cần thiết.

3.3.4. Tình hình thc hin quyn thế chp ca người s dng đất ti địa bàn nghiên cu

Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT- BTP- BTNMT ngày 31/01/2008 của liên Bộ Tư pháp – Tài nguyên và môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì người sử

dụng đất phải đến Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện nơi có đất

để làm thủ tục đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất và người dăng ký thế chấp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đầy đủ, hợp pháp, trung thực và

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66

chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơđăng ký .

Theo kết quảđiều tra 160 hộ gia đình, cá nhân có 31 trường hợp thế chấp, bằng quyền sử dụng đất. Việc đăng ký thực hiện quyền thế chấp bằng giá trị

quyền sử dụng đất được thể hiện ở bảng 3.8 cụ thể như sau

Bảng 3.8: Tình hình thực hiện quyền thế chấp bằng QSDĐ Chỉ tiêu Đơn vị tính Phường Nguyễn

Trãi Phường Kiến Hưng Phương Phú Lương Tổng 1. Tổng số trường hợp thế chấp bầng QSDĐ trường hợp 15 10 6 31 2. Diện tích m2 793,3 613,4 363,0 1769,7 3. Hình thức thế chấp trhườợp ng 15 10 6 31 3.1. Thế chấp cho ngân hàng trường hợp 15 10 6 31 3.2. Thế chấp cho tổ chức tín dụng khác trường hợp 0 0 0 0

(Nguồn phiếu điều tra các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn quận)

Từ bảng 3.8 trên ta có thể nhận thấy tại địa bàn nghiên cứu

- Phường Nguyễn Trãi số trường hợp thực hiện thế chấp bằng QSDĐ là cao nhất với tỷ lệ 15 trường hợp (chiếm 48,39 % tổng số trường hợp thế chấp, bằng QSDĐ). Lý do phường Nguyễn Trãi là một trong những phường Trung tâm của quận Hà Đông, trên địa bàn phường có đường quốc lộ 6 chạy qua và trung tâm chợ Hà Đông tạo điều kiện thuận lợi để các chủ sử dụng đất phát triển kinh tế. Đồng thời QSDĐ thực sựđóng vai trò như là một nguồn vốn quan trọng trong công việc sản xuất kinh doanh của các chủ sử dụng đất, lên việc thế chấp bằng QSDĐ là cấp bách để tạo nguồn vốn.

Phường Kiến Hưng do sự ảnh hưởng của quy hoạch sử dụng đất và việc xây dựng các khu đô thị, các khu công nghiệp kéo theo nhu cầu phát triển kinh tế

tại các khu vực phụ cận tăng lên. Trong giai đoạn điều tra trên địa bàn phường Kiến Hưng có 10 trường hợp thực hiện thế chấp bằng QSDĐ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67

đình cá nhân vẫn chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp hoặc buôn bán nhỏ lẻ

nên họ ít sử dụng đến quyền thế chấp bằng quyền sử dụng đất. Trong giai

đoạn điều tra trên địa bàn phường Phú Lương có 06 trường hợp thế chấp bằng quyền sử dụng đất

Những hộ sử dụng quyền thế chấp hầu hết là những hộ sản xuất ngành nghề hoặc kinh doanh dịch vụ cần vốn để làm ăn. Việc thế chấp QSDĐ để vay vốn sản xuất kinh doanh là hoạt động thường xuyên, liên tục và không thể

thiếu trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Theo số liệu khảo sát thì phần lớn số người được hỏi cho rằng trong các quyền của người sử dụng đất, thì quyền thế chấp là quan trọng nhất. Đại đa số người sử dụng đất nhận thức được tầm quan trọng của việc thế chấp QSDĐ. Điều này phản ánh xu thế hiện nay, người sử dụng đất thiếu vốn, họ rất cần vốn để đầu tư cho sản xuất và giải quyết khó khăn trong cuộc sống.

Đối với quyền thế chấp bằng giá trị QSDĐ do yêu cầu bắt buộc là phải có sự

xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền vào hồ sơ xin thế chấp mới được các tổ chức tín dụng cho vay vốn nên trên địa bàn điều tra không có trường hợp thế

chấp, bảo lãnh mà không kê khai hoàn thiện hồ sơ theo quy định của pháp luật

Một phần của tài liệu đánh giá việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn quận hà đông, thành phó hà nội (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)