Giải pháp về cơ chế chính sách thực hiện công tác kiểm tra văn bản quy

Một phần của tài liệu cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật ở trung ương (Trang 38)

5. Kết cấu đề tài

3.2.3. Giải pháp về cơ chế chính sách thực hiện công tác kiểm tra văn bản quy

quy phạm pháp luật trái pháp luật. Chủ thể xử lý văn bản quy phạm pháp luật không phải là chủ thể trực tiếp đi thực hiện việc kiểm tra văn bản, mà chủ thể trực tiếp kiểm tra văn bản là một cơ quan, cá nhân khác được giao nhiệm vụ kiểm tra văn bản và báo cáo lại cho chủ thể có thẩm quyền xử lý văn bản quy phạm pháp luật. Như vậy từ khi kiểm tra đến khi xử lý văn bản quy phạm pháp luật ban hành vi phạm pháp luật là cả một quá trình, cho nên cần rất nhiều thời gian, trong khi một văn bản quy phạm pháp luật được ban hành và có hiệu lực sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội.

Quá trình kiểm tra và xử lý văn bản từ khi phát hiện văn bản sai trái đến khi có kết luận, xử lý được công bố công khai trên Công báo, trên các phương tiện thông tin đại chúng ở trung ương, địa phương. Đối với những văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng không được ban hành bằng hình thức văn bản quy phạm pháp luật và văn bản do cơ quan không có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật ban hành, thì kết quả xử lý phải được gửi cho tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân mà trước đó văn bản đó đã được gửi; nếu văn bản đó đã được đăng Công báo hoặc đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng thì kết quả xử lý cũng phải được công bố trên Công báo hoặc đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.

3.2.3. Giải pháp về cơ chế chính sách thực hiện công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật quy phạm pháp luật

Cơ chế phối hợp còn lỏng lẻo, thiếu sự gắn kết cần thiết, do đó cần tăng cường hơn nữa đội ngũ công chức thực hiện công tác thẩm định, kiểm tra trong quá trình soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật cho đến khi văn bản quy phạm pháp luật đang có hiệu lực.

Điều kiện kinh phí phục vụ cho tác nghiệp cũng hết sức hạn hẹp. Sự hỗ trợ kinh phí tài chính từ các nguồn còn hết sức hạn chế khiêm tốn, chính sách cho công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật còn bất cập. Vì vậy cần tăng cường thêm nguồn kinh phí nhằm bảo đảm hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị thực hiện chức năng kiểm tra, thẩm định, thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật.

Thường xuyên bồi dưỡng đào tạo để tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định, thẩm tra, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật ở trung ương cũng như ở địa phương.

GVHD: Ths. Huỳnh Thị Sinh Hiền Trang 39 SVTH: Nguyễn Thị Phƣợng PHẦN KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu nội dung luận văn “Cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật ở trung ương”, người viết rút ra một số kết luận cơ bản sau:

Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật nhằm phát hiện ra những văn bản trái với quy định của pháp luật, không còn phù hợp góp phần hoàn thiện, thống nhất hệ thống pháp luật trong nước. Ở nước ta, sự kiểm tra, giám sát văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện bởi nhiều chủ thể ban hành văn bản khác nhau, kể cả chủ thể không có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện từ quá trình soạn thảo cho đến khi văn bản có hiệu lực và được quy định dàn trải trong nhiều văn bản luật khác nhau. Tuy nhiên, đối với văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội thiếu hẳn sự kiểm tra sau khi văn bản được thi hành dẫn đến nhiều văn bản luật do Quốc hội ban hành có những quy định chồng chéo, mẫu thuẫn với nhau, gây khó khăn cho quá trình áp dụng văn bản, thậm chí có những văn bản luật ban hành trái với quy định của Hiến pháp.

Từ thực trạng cơ bản trên, người viết thiết nghĩ nên thành lập cơ quan chuyên trách có trách nhiệm kiểm tra, xử lý các văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, pháp luật kể cả văn bản của Quốc hội. Bên cạnh đó, nên quy định luật riêng biệt cho hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật góp phần cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam.

GVHD: Ths. Huỳnh Thị Sinh Hiền Trang 40 SVTH: Nguyễn Thị Phƣợng TÀI LIỆU THAM KHẢO

Văn bản quy phạm pháp luật

1. Hiến pháp 2013.

2. Luật Tổ chức Quốc hội năm 2001, sửa đổi, bổ sung năm 2003. 3. Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003.

4. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008.

5. Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008.

6. Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật.

7. Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp.

8. Dự thảo Luật văn bản pháp luật năm 2015.

Sách, báo, tạp chí

1. Lê Minh Tâm, Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, NXB Công an nhân dân, 2009.

2. Hoàng Phê, Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2000.

Trang thông tin điện tử

1. Bộ Tư pháp, Đặc san tuyên truyền pháp luật số 08/2011 về Kiểm tra lý văn bản quy phạm pháp luật, Lê Hồng Sơn và Phạm Văn Dũng.

http://www.moj.gov.vn/pbgdpl/AnPham/Lists/TapSan/View_Detail.aspx?ItemI D=54 [truy cập ngày 13/11/2014].

2. Bộ Tư pháp, Nhiều văn bản sai bị “tuýt còi”

http://www.moj.gov.vn/ktvb/Pages/ctKTvbQPPL.aspx?ItemId=2, (truy cập

ngày 13/11/2014).

3. Thi hành án dân sự, Một số mâu thuẫn, chồng chéo giữa Bộ luật dân sự 2005 và pháp luật về thi hành án dân sự, Hoàng Thu Thủy.

http://www.moj.gov.vn/TongCucThiHanhAn/News/Lists/NghienCuuTraoDoi/

View_Detail.aspx?ItemID=451, (truy cập ngày 13/11/2014).

4. Ban Nội chính trung ương, Một số đề xuất mới của Chính phủ trong dự thảo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới, Đào Tiềm.

http://www.noichinh.vn/ho-so-tu-lieu/201409/mot-so-de-xuat-moi-cua-chinh-

phu-trong-du-thao-luat-ban-hanh-van-ban-quy-pham-phap-luat-moi-295561/,

(cập nhật ngày 10/11/2014).

5. Báo Pháp luật, Nội quy phiên tòa: Hàng loạt điều chưa ổn, Đinh Văn Quế.

http://plo.vn/phap-luat-chu-nhat/noi-quy-phien-toa-hang-loat-dieu-chua-on-

Một phần của tài liệu cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật ở trung ương (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)