5. Kết cấu đề tài
3.1.3. Đối với Nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
phủ; thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Tuy các văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành đều được thẩm định trong quá trình soạn thảo dự thảo nghị định, quyết định, nhưng khi văn bản được ban hành và có hiệu lực gặp nhiều sai sót như: nội dung quy định vượt thẩm quyền; sai về hình thức văn bản; nội dung văn bản trái với quy định của Hiến pháp, luật; văn bản ban hành không thi hành được.
Ví dụ: Tại khoản 2, điều 14 nghị định 123/2005/NĐ-CP quy định Xử phạt vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt: “Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau: Sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt mà không đảm bảo khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định; đem diêm, bật lửa và các thiết bị, dụng cụ
GVHD: Ths. Huỳnh Thị Sinh Hiền Trang 33 SVTH: Nguyễn Thị Phƣợng
sinh lửa, sinh nhiệt vào những nơi có quy định cấm lửa.” Mặc dù quy định xử phạt được ban hành từ năm 2005, nhưng đến năm 2012 chưa có cá nhân nào bị xử phạt. Quy định không khả thi này lại tiếp tục được quy định tại khoản 3, điều 11 nghị định 52/2012/NĐ-CP quy định Xử phạt vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt: “Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Sử dụng nguồn lửa, điện thoại di động, các thiết bị điện tử hoặc các thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt khác ở những nơi có quy định cấm.”
Một quy định không thực thi được đến 7 năm sau khi ban hành mới được sửa đổi thay thế bằng một quy định mới tăng mức xử phạt cao đến 10 lần, thay đổi như vậy liệu có khả thi không? Qua đó cho thấy trách nhiệm của cơ quan thực hiện công tác thẩm định văn bản trước khi được ban hành sẽ bị xử lý ra sao khi văn bản đã được thẩm định lúc áp dụng vào thực tiễn lại không khả thi thì luật không quy định mà chỉ quy định cơ quan thực hiện việc thẩm định dự thảo nghị định của Chính phủ, dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Văn bản quy phạm pháp luật của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong quá trình soạn thảo thì luật không quy định về việc thẩm định, thẩm tra văn bản trước khi được ban hành. Mặc dù các cơ quan đó là chủ thể áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật vào công tác nghiệp vụ của mình, nhưng không quy định việc thẩm định, thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình soạn thảo liệu có đảm bảo văn bản khi ban hành không vi phạm các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên hay không.
Ví dụ: Hiện nay có nhiều ý kiến của dư luận cho rằng Thông tư số 01/2014 ngày 28 tháng 4năm 2014 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định trái với quy định của Nghị định số 51/2002/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật báo chí. Cụ thể tại điều 4 Thông tư 01/2014 quy định “Nhà báo tham dự phiên tòa để đưa tin về diễn biến phiên tòa phải xuất trình Thẻ nhà báo và giấy giới thiệu công tác cho Thư ký phiên tòa tại bàn thư ký chậm nhất là 15 phút, trước giờ khai mạc phiên tòa; chấp hành đúng hướng dẫn của Thư ký phiên tòa hoặc lực lượng cảnh sát bảo vệ phiên tòa về khu vực tác nghiệp; chấp hành sự điều khiển của Chủ tọa phiên tòa; tuân thủ các quy định của pháp luật và nội quy phòng xử án.” Trong khi đó tại điều 8 Nghị định 51/2002/NĐ-CP quy định “Nhà báo được hoạt động nghiệp vụ lấy tin, chụp ảnh, quay phim, ghi âm tại các phiên tòa xét xử công khai, khi đến làm việc, nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo.” Như vậy quy định của Thông tư 01 đã quy định trái với quy định tại Nghị định 51 của Chính phủ. Tuy nhiên thông tư 01 vẫn có hiệu lực và đang được các Tòa án nhân dân ở các cấp áp dụng. Từ đó cho thấy trong quá trình
GVHD: Ths. Huỳnh Thị Sinh Hiền Trang 34 SVTH: Nguyễn Thị Phƣợng
soạn thảo dự thảo thông tư 01 đã không được thẩm định, thẩm tra sự phù hợp về nội dung của văn bản với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, cho nên thông tư 01 sau khi ban hành đã quy định trái với quy định của nghị định. Qua đó cho thấy nên bỏ quy định Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao vì:
Theo quy định của Hiến pháp thì Tòa án nhân dân thực hiện quyền tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, không phải là cơ quan quản lý nhà nước với chức năng ban hành chính sách, do vậy không ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo đúng nghĩa của loại văn bản này. Khoản 10 Điều 70 và khoản 4 Điều 74 của Hiến pháp chỉ quy định về văn bản của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao mà không quy định về văn bản của người đứng đầu hai cơ quan này. Thực tiễn cũng cho thấy, từ năm 2009 đến nay, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chỉ ban hành 03 thông tư (Thông tư số 03/2009/TT-TANDTC hướng dẫn việc giới thiệu bầu và đề nghị miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm Tòa án nhân dân huyện, quận nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân và Thông tư số 02/2009/TT-TANDTC về công tác thi đua khen thưởng năm 2009, mới đây là Thông tư số 01/2014/TT-TANDTC ban hành Nội quy phiên tòa); Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao không ban hành thông tư nào.
Việc không quy định thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là phù hợp với nguyên tắc phân công thực hiện quyền lực nhà nước theo quy định của Hiến pháp năm 2013. Các chủ thể này, khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, vẫn có thể ban hành văn bản có chứa quy phạm để áp dụng trong nội bộ ngành, cơ quan, đơn vị mình, nhưng không phải là văn bản quy phạm pháp luật.