Giải pháp xây dựng quy trình kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật ở trung ương (Trang 37)

5. Kết cấu đề tài

3.2.2. Giải pháp xây dựng quy trình kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật

Cần thiết phải thành lập cơ quan duy nhất có trách nhiệm thẩm định, thẩm tra văn bản trong quá trình soạn thảo và kiểm tra văn bản sau khi ban hành.

Quy trình kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật ở trung ương cũng như ở địa phương không được quy định rõ ràng, cụ thể, chỉ quy định chung chung và mỗi cơ quan tự thiết kế quy trình kiểm tra và xử lý cho đơn vị mình. Cho nên quy trình kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật không thống nhất. Vì vậy cần thiết quy định cụ thể từng bước quy trình kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật từ trung ương tới địa phương nhằm kịp thời phát hiện và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trái luật.

Bảo đảm tính thống nhất trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, cần bổ sung quy định trong báo cáo thẩm tra phải nêu rõ ý kiến của cơ quan thẩm tra về việc dự án đủ hoặc chưa đủ điều kiện trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và quy định rõ: “Báo cáo thẩm tra phải phản ánh đầy đủ ý kiến của thành viên cơ quan chủ trì thẩm tra, đồng thời phải phản ánh ý kiến của các cơ quan tham gia thẩm tra về việc dự án, dự thảo đủ hoặc chưa đủ điều kiện trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội. Trong trường hợp Cơ quan chủ trì thẩm tra có ý kiến dự án, dự thảo chưa đủ điều kiện trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội thì trả lại hồ sơ cho cơ quan trình dự án, dự thảo để tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự án, dự thảo và báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định”.

Để hoạt động kiểm tra văn bản được thường xuyên, kịp thời và đầy đủ, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải ghi rõ trong mục “Nơi nhận” của văn bản tên cơ quan có thẩm quyền kiểm tra văn bản do mình ban hành. Nhận được văn bản kiểm tra do các cơ quan gửi tới, cơ quan kiểm tra văn bản phải mở “Sổ văn bản đến” để theo dõi việc gửi và tiếp nhận văn bản được gửi đến để kiểm tra.

Quá trình kiểm tra do người kiểm tra thực hiện trên cơ sở đối chiếu nội dung văn bản được kiểm tra với văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn đang có hiệu lực hoặc đã được ký ban hành, thông qua tại thời điểm kiểm tra nhằm xem xét, đánh giá và kết luận về tính hợp pháp của văn bản dựa trên năm tiêu chí:

- Có căn cứ pháp lý cho việc ban hành văn bản; - Đảm bảo thẩm quyền ban hành văn bản;

GVHD: Ths. Huỳnh Thị Sinh Hiền Trang 38 SVTH: Nguyễn Thị Phƣợng

- Văn bản được trình bày đúng thể thức và kỹ thuật, tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về thủ tục xây dựng, ban hành và đăng Công báo đưa tin hoặc công bố văn bản.

Cần quy định thêm thẩm quyền cũng như trách nhiệm xử lý văn bản cho Cục

Một phần của tài liệu cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật ở trung ương (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)