Đối với Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Lệnh,

Một phần của tài liệu cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật ở trung ương (Trang 31)

5. Kết cấu đề tài

3.1.2. Đối với Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Lệnh,

quyết định của Chủ tịch nước

Trong quá trình soạn thảo thì văn bản do Chủ tịch nước ban hành không có cơ quan trực tiếp thẩm tra, kiểm tra mà quy định “Cơ quan soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chỉnh lý dự thảo lệnh, quyết định và báo cáo Chủ tịch nước.”59

Mặc dù trong Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003 tại khoản 3, điều 7 có quy định Quốc hội giám sát văn bản quy phạm pháp luật do Chủ tịch nước ban hành nhưng trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 không quy định cụ thể trong quá trình soạn thảo cơ quan nào có thẩm quyền kiểm tra, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật do Chủ tịch nước ban hành. Thực tế cho thấy, lệnh của Chủ tịch nước chủ yếu được sử dụng để công bố luật, pháp lệnh và chỉ có một lần duy nhất vào năm 1979, Chủ tịch nước căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Lệnh tổng động viên. Tuy nhiên việc soạn thảo lệnh, quyết định của Chủ tịch nước rất đơn giản, không phải đánh giá tác động, đăng tải để lấy ý kiến, thẩm định, thẩm tra; không phải sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ; không cần phải được giám sát như các văn bản quy phạm pháp luật khác.

Khoản 2, Điều 74 của Hiến pháp năm 2013 quy định Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh về những vấn đề được Quốc hội giao, không quy định Ủy ban

GVHD: Ths. Huỳnh Thị Sinh Hiền Trang 32 SVTH: Nguyễn Thị Phƣợng

thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết. Đồng thời, khoản 1 Điều 88 của Hiến pháp năm 2013 quy định Chủ tịch nước công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh mà không quy định việc công bố nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội. Thực tế hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội cho thấy hình thức nghị quyết được Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành chủ yếu để thực hiện chức năng giám sát tối cao, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.

Hiện nay, có một số nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội có chứa quy phạm (như Nghị quyết 755/2005/NQ-UBNTVQH11 quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo XHCN trước ngày 01/7/1991…), tới đây, nên được ban hành bằng luật. Đối với các quy phạm pháp luật hiện nay được ban hành bằng nghị quyết, thời gian tới cũng cần được quy định ngay trong phần tổ chức thi hành của từng đạo luật nhằm bảo đảm các quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành sẽ được tiếp cận dễ dàng, làm tăng hiệu lực thực tế. Vì vậy nên bỏ quy định thẩm định, thẩm tra văn bản nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội và không xem văn bản này là văn bản quy phạm pháp luật. Bên cạnh đó cũng nên bỏ pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội và thay thế pháp lệnh bằng luật do Quốc hội ban hành. Vì hiện nay trình độ lập pháp của nước ta được cải thiện tốt hơn và khả năng dự liệu trước tình hình thực tiễn của văn bản cũng được các nhà làm luật trú trọng, đồng thời ban hành pháp lệnh rồi sửa thành luật nhưng quy định cũng không thay đổi nhiều. Vì vậy nên trực tiếp ban hành luật không cần thiết qua giai đoạn ban hành pháp lệnh để thời gian sau nâng lên thành luật nhằm hạn chế chi phí, thời gian.

Một phần của tài liệu cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật ở trung ương (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)