1. Đầu đề thiết kế tốt nghiệp:
2.5. NHỮNG HẠN CHẾ KHI SỬ DỤNG WEBSITE DẠY HỌC
- Các Website được đưa lên mạng và sử dụng trên máy vi tính vì vậy có những hạn chế khi sử dụng máy vi tính làm phương tiện dạy học (PTDH). Ngoài ra còn có nhược điểm: bảo mật dữ liệu, các kết nối bị hỏng bất thường có thể làm mất dữ liệu.
nhất là việc tải các công thức toán học và các mô hình ảo. Khi sinh viên học tập độc lập với Website trên máy vi tính sẽ hạn chế về mặt giao tiếp giữa giáo viên và sinh viên, giáo viên khó thu nhận được những kiến thức phản hồi ngay lập tức từ sinh viên. Khi sử dụng Website dạy học với nhiều nội dung phong phú dễ dẫn học sinh xa rời định hướng của bài giảng mà giáo viên đang dạy. Các mối liên kết là mặt mạnh của Website, những liên kết và rẽ nhánh phong phú của Website đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức bao quát rộng, phải theo dõi tất cả các liên kết.
- Nếu giáo viên cho phép sinh viên liên kết đến các tài nguyên Web khác ngoài Website dạy học, giáo viên nên nhóm các liên kết trong trang này cách biệt khỏi phần thông tin chính. Trong Website dạy học việc kiểm tra, đánh giá thường bằng hình thức trắc nghiệm. Ngoài những ưu thế nổi trội thì cũng có những hạn chế như kết quả kiểm tra mà giáo viên nhận được từ sinh viên thường là cuối cùng, những lí luận phép tính trung gian hầu như không được giới thiệu, vì vậy giáo viên không phát hiện được sai sót trong quá trình tư duy của học sinh, còn học sinh không rèn luyện được khả năng trình bày. Để khắc phục hạn chế này giáo viên cần có sự phối hợp với hình thức kiểm tra tự luận. Hiện trạng thiết bị công nghệ thông tin và trình độ tin học của giáo viên phần lớn chưa đủ khả năng triển khai sử dụng Website dạy học đồng bộ. Để khắc phục hạn chế này các ban ngành có liên quan cần có chính sách hỗ trợ đầu tư thích đáng, nên tổchức các lớp tin học định kỳ về ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học cho giáo viên.
- Website dạy học thực chất là phương tiện hỗ trợ dạy học , bản thân tự nó không có khả năng thực hiện các nhiệm vụ của quá trình dạy học mọi quyết định nhằm đảm bảo những yêu cầu của một quá trình dạy học, hiệu quả mà nó mang lại đều bắt nguồn từ giáo viên.
- Việc sử dụng Website dạy học phải tuân thủ những yêu cầu của hoạt động học tập của học sinh. Mỗi thao tác của giáo viên, mỗi chức năng hỗ trợ của Website phải diễn ra theo một trình tự lôgic chặt chẽ, phù hợp với hoạt động nhận thức của học sinh. Website dạy học có thể hỗ trợ giáo viên nhiều mặt, điều đó không có nghĩa là sẽ phủ nhận vai trò của giáo viên mà ngược lại, nó tạo điều kiện tốt để giáo viên tập trung vào việc tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của sinh viên. Đó cũng là chức năng cơ
- Cần khai thác hết khả năng hỗ trợ dạy học của Website, đặc biệt đối với các chức năng đưa đến những hiệu quả sư phạm. Luôn quan tâm đến tính hiệu quả sử dụng là nhiệm vụ quan trọng của giáo viên khi sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, trong hoàn cảnh chi phí đầu tư hạn chế như hiện nay. Khi sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, đặc biệt là máy vi tính cần hết sức chú ý, tránh phô trương hay lạm dụng sức mạnh của công nghệ ở những chỗ mà quá trình dạy học không nhất thiết cần đến nó. Sử dụng Website với máy vi tính luôn đòi hỏi môi trường mà trong đó quá trình dạy học diễn ra. Những lưu ý đến điều kiện ánh sáng, âm thanh, kích thước của phòng học, công tác vệ sinh môi trường dạy học là quan tâm tới hiệu quả của việc sử dụng. Sử dụng máy vi tính với Website hỗ trợ dạy học ít nhiều làm cho quá trình dạy học phụ thuộc vào các thiết bị, nên cần lưu ý và biết cách khắc phục các trở ngại kỹ thuật do hệ thống thiết bị gây nên, có khả năng làm chủ phương tiện. giáo viên cần có sự hiểu biết nhất định về lĩnh vực tin học là yếu tố quyết định cho việc nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng website trong dạy học.
Chương 3:
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG WEBSITE HỖ TRỢ DẠY HỌC PHẦN KIẾN THỨC “CÁC CỔNG LOGIC CƠ BẢN” TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐIỆN TỬ SỐ CỦA
NGÀNH ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG 3.1. Giới thiệu về môn học điện tử số
Cùng với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, các thiết bị điện tử đang và sẽ tiếp tục được ứng dụng ngày càng rộng rãi và mang lại hiệu quả cao trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế kỹ thuật cũng như đời sống xã hội.
Việc xử lý tín hiệu trong các thiết bị điện tử hiện đại đều dựa trên cơ sở nguyên lý số. Bởi vậy việc hiểu sâu sắc về điện tử số là điều không thể thiếu được đối với kỹ sư điện tử hiện nay. Nhu cầu hiểu biết về kỹ thuật số không phải chỉ riêng đối với các kỹ sư điện tử mà còn đối với nhiều cán bộ kỹ thuật chuyên ngành khác có sử dụng các thiết bị điện tử.
Tài liệu này giới thiệu một cách hệ thống các phần tử cơ bản trong mạch điện tử số kết hợp với các mạch điển hình, giải thích cơ bản về cổng điện tử số, các phương pháp phân tích và thiết kế mạch logic cơ bản.
Tài liệu bao gồm các kiến thức cơ bản về mạch cổng logic, cơ sở đại số logic, mạch logic tổ hợp, các trigơ, mạch logic tuần tự, các mạch phát xung và tạo dạng xung, các bộ nhớ thông dụng. Đặc biệt là trong tài liệu này có bổ sung them phần logic lập trình và ngôn ngữ mô tả phần cứng VHDL. Đây là ngôn ngữ phổ biến nhất hiện nay dung để tạo mô hình cho các hệ thống kỹ thuật số. Trước và sau mỗi chương đều có phần tóm tắt và giới thiệu để giúp người học dễ nắm bắt kiến thức hơn. Các câu hỏi ôn tập để người học kiểm tra mức độ nắm kiến thức sau khi học mỗi chương. Trên cơ sở các kiến thức căn bản, tài liệu đã cố gắng tiếp cận các vấn đề hiện đại, đồng thời liên hệ với thực tế kỹ thuật.
Bạn đăng nhập vào hệ thống quản trị của website http://localhost theo đường link sau: http://localhost/administrator/
Hình 8 Cách đăng nhập vào hệ thống
+ Tên đăng nhập: Bạn nhập tên đăng nhập của người quản trị web + Mật mã : Bạn nhập password của người quản trị
( Tên và password sẽ được bên CMT cung cấp cho bạn (Tên đăng nhập: admin, password: admin)
Hình 9 Phần quản trị website
Ở đây ta có thể thấy các biểu tượng và ghi chú các tính năng chính để quản trị website. Một số nút sử dụng trong khi quản trị nội dung trang web:
Hình 10 Các nút trong quản trị nội dung trang website
- logout: đăng xuất tài khoản quản trị web.
- unpublish: không hiển thị bài viết đã chọn trên trang web. - publish: hiển thị bài viết đã chọn trên trang web.
- copy: sao chép bài viết đã chọn thành bài viết mới. - trash: xoá bài viết đã chọn.
- Edit: sửa bài viết đã chọn. - New: tạo mới 1 bài viết.
3.3. Quản lý bải viết
3.3.1. Bài viết chung
Bạn vào phần nội dung, click vào quản lý bải viết
Hình 11 Mục quản lý bài viết
Hình 12 Danh sách các bài viết
- Phần filter sẽ giúp bạn tìm kiếm bài viết theo tiêu đề.
- Phần “section” , “select category” , “select author” , “select state” sẽ giúp bạn lọc ra các bài viết theo từng kiểu.
3.3.1.1. Thêm mới
Để thêm mới một bài viết trong mục tin tức bạn vào Content -> Article Manager (như hình dưới)
Hình 13 Cách thêm mới bài viết
Khi đó màn hình sẽ hiện ra danh sách các bài viết, Ta chọn vào nút “NEW”
Hình 14 Danh sách các bài viết
Ở đây chúng ta sẽ cần chú ý vào một số mục sau:
+Title: Đây là tiêu đề của bài viết mới mà chúng ta thêm vào.
+ Alias: Đây là liên hê của bài viết, thông thường chúng ta để giống với tiêu đề. + Section: ta chọn chủ đề cho bài viết.
+Các mục khác chúng ta để mặc định
Sau đó ta gõ nội dung để soạn thảo một bài viết mới.
Hình 15 Cách sửa bài viết
- Ta tìm đến các bài viết cần sửa,ta có thể tích vào nút check box rồi ấn nút sửa hoặc ấn trực tiếp vào bài viết.
Hình 16 Cách sửa nội dung bài viết
- Bạn có thể sửa tiêu đề bài viết vào ô Title
- Mục Published để hiển thị bài viết này lên trang web hay không.
- Sau khi sửa bài viết xong bạn có thể ấn nút để kiểm tra bài viết này sẽ hiển thị như thế nào.
- Nút sẽ giúp bạn tạm thời lưu bài viết lên trang web để xem bài viết sẽ hiển thị trên trang web như thế nào.
- Nút sẽ giúp bạn lưu bài viết để hiển thị.
- Nút sẽ đóng bài viết này lại mà không lưu.
(Chú ý: khi đã ưng ý với bài viết của mình, bạn nên ấn nút lưu để người khác có thể vào xem hoặc chỉnh sủa bài của bạn).
- Trong khung soạn thảo ta soạn thảo bình thường với các cộng cụ hỗ trợ như MS Word. Bên dưới có các mục " Thêm ảnh”, " Phân trang" nếu trang quá dài, " Đọc thêm" đánh dấu ngắt cho đoạn intro. Sau khi soạn thảo xong, ta chọn Save để lưu hay Apply để lưu và soản thảo tiếp.
+ Trước khi chèn được ảnh vào bài viết chúng ta phải thực hiện tải ảnh lên thư mục của server bằng cách như sau:
Click vào biểu tượng ở phía dưới của bài viết khi đó xuất hiện hộp thoại sau:
Hình 17 Cách chèn danh mục ảnh
Click vào nút để chọn ảnh tải lên. Chọn xong ta click vào để tải ảnh lên.
(Chú ý tên của ảnh khi chèn lên sẽ tự chuyển thành ký tự thường nếu tên ảnh đang là ký hoa)
+ Sau đó bạn click vào biểu tượng để áp dụng sự thay đổi,
+ Click vào để lưu lại sự thay đổi đó.
+ Ngoài ra bạn cũng có thể xem trước sự thay đổi đó sẽ hiển thị như thế nào trong
website của minh: bạn click vào , lúc đó website của bạn sẽ hiện ra với sự thay đổi của menu bạn vừa thay.
+ Click vào biểu tượng để đóng sự thay đổi cho menu này và thay đổi cho các menu khác nếu cần.
3.3.2. Thay đổi nội dung bài viết của Menu giới thiệu
Tương tự như khi ta sửa bài viết tin tức, bạn chọn bài viết có tiêu đề như hình bên dưới:
Sau đó chúng ta sửa nội dung bài viết như bình thường
3.4. Thay đổi nội dung bài viết của Menu liên hệ
Để thay đổi nội dung bài viết của Menu Liên hệ bạn vào Component -> Contacts -> Contacts(như hình dưới)
Hình 19 Cách sửa đổi nội dung bài viết của Menu liên hệ
Bạn click vào bài viết “Name” hoặc tích vào ô vuông rồi click để sửa nội dung liên hệ như hình dưới:
Hình 20 Cách sửa đổi nội dung liên hệ
Sau đó bạn click để hoàn tất thay đổi.
3.5. Quản lý module
Ở đây các tính năng của website có thể tương tác từ bên ngoài front-end được gọi là các module. Các module này được đặt ở các vị trí theo template. Để chỉnh sửa vị trí, tên, nội dung các module này. Bạn chọn menu “Extensions” / “module Manager”. Hệ thống sẽ list ra một loạt các module hiện có. Bạn chọn 1 module để edit nó.
Hình 21 Quản lý module
3.5.1. Tạo mới module
Hình 22 Tạo mới module
- Sau khi đã chọn được phần hiển thị, hãy nhấn nút Next
3.5.2. Thay đổi thông tin địa chỉ
Bạn chọn module “footer” đang được bật và thay đổi như thay đổi bài viết.
3.6. Quản lý
3.6.1 Quản lý thành viên
Hình 25 Quản lý thành viên
Hình 26 Các tạo thành viên mới
Giao diện phân mục quản lý user
Click vào biểu tượng "Thêm" để thêm thành viên mới
Điền các thông tin bắt buộc vào các ô nhập. Click Save để lưu và xác nhận tiến trình thực hiện
Hình 28 Thêm mới thành viên
3.6.2. Thiết lập cấp quyền sử dụng cho user account
Đây là một phần rất quan trọng trong việc phân quyền quản trị website. Và cũng là một trong những tính năng nổi bật của Joomla về việc phân quyền quản trị cũng như cách thức sắp xếp đơn giản và dễ sử dụng.
Nhìn vào hình ảnh dưới đây ta có thể dễ dàng nhận thấy việc quản trị website bằng Joomla được chia thành 2 phần chính:
Hình 29 Quyền quản trị website
Front-End, tức là quản trị từ trang website chính bên ngoài.
Back-end: Quản trị nội dung từ trang quản trị bên trong và đường link vào phần back- end thông thường là www.domain/administrator
Việc đăng nhập vào cả hai hình thức trên đều phải có username và password do Quản trị mạng (Super Administrator) cung cấp.
Front-end:
Public-Frontend: Người truy cập thông thường, cơ bản nhất và có thể hiểu là một dạng khách vãng lai.
Registered: Người đã đăng ký sử dụng quyền thành viên. Những người này có khả năng xem được một số thông tin mà khi người quản trị viết bài họ sẽ quyết định là cấp độ nào có thể xem. Ví dụ khi Publisher cấp quyền xuất bản một bài viết mà họ chọn Registered thì chỉ những thành viên Registered và cấp cao như Writer, publisher, administrator... có thể xem được nội dung. Còn Public-Front End không được quyền xem. Một trong những tính chất quan trọng là Registered có thể mua hàng (com_Virtuemart) trong hệ thống bán hàng của website.
Đây là điều kiện bắt buộc để mua hàng trong hệ thống Virtuemart.
Writer - Tác giả: Là người viết bài cho website, họ được quyền tạo các bài viết trong website. Nhưng không có quyền đưa bài viết đó hiển thị.
Editor: Người chỉnh sửa: Người có quyền kiểm tra, chỉnh sửa bài viết của Writer. Publisher: Người kiểm duyệt nội dung để cấp quyền xuất bản ra ngoài.
Back-end:
Manager: Quản lý cấp thấp nhất trong phần quản trị Back-end. Được quyền tạo lập, chỉnh sửa bài viết, các menu...
Administrator: Cấp quản lý cao với mọi thao tác cài đặt module, cấp quyền.
Super Administrator: Ngươì quản lý cấp cao nhất với mọi quyền cài đặt thay đổi giao diện, xóa bỏ modules...
3.7. Quản lý menu
3.7.1. Sửa tên menu
Bạn vào phần Menu > Menu đơn.
Hình 30 Sửa tên menu
màn hình sẽ hiển thị:
Bạn có thể click vào menu để sửa tên menu hoặc ấn nút để tạo mới 1 menu. Để chỉnh sửa 1 menu, bạn hãy chỏ chuột lên phần “Tiêu đề” và chọn menu cần sửa (ở đây tôi ví dụ là “Menu Left”).
Bạn cũng có thể chỉnh sửa menu như phần trên tôi đã hướng dẫn.
3.7.2. Thêm mới menu
Đầu tiên bạn chọn một Menu chủ ( ví dụ Menu Left )
Hình 32 Thêm mới menu
Trong giao diện Menu chủ để thêm mới menu bạn ấn nút , màn hình sẽ hiển thị 1 cây các kiểu menu để bạn chọn.