Phân loại theo trình độ phát triển tư duy

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng website hỗ trợ dạy học phần kiến thức các cổng logic cơ bản trong chương trình điện tử số cho sinh viên viện sư phạm kỹ thuật (Trang 27)

1. Đầu đề thiết kế tốt nghiệp:

1.4.2.5. Phân loại theo trình độ phát triển tư duy

Hình 4 Các loại phương tiện theo “hình nón tư duy” của E.DALE

Phương tiện định hướng hành động: là tất cả vật thay thế “sự giới thiệu lại” của hiện thực, ở đó những hành động thử nghiệm có thể được thực hiện (ví dụ các mô hình cho quá trình mô phỏng)

Phương tiện hình tượng: là tất cả vật thay thế “sự giới thiệu lại” của hiện thực là những vật có thể được cảm nhận bằng trực quan, âm thanh, xúc giác… (ví dụ tranh ảnh tĩnh -động, sự ghi nhớ bằng âm thanh, tranh nổi…)

Phương tiện biểu tượng: là tất cả vật thay thế “sự giới thiệu lại” của hiện thực, phục vụ cho các hệ thống ký hiệu với sự sắp xếp ý nghĩa thống nhất (ví dụ kí tự, ngôn ngữ, biểu tượng…)

1.4.3. Các chức năng của máy tính và phương tiện trong quá trình dạy học

Hình 5 Chức năng của máy tính và phương tiện trong quá trình dạy học

1.4.3.1. Chức năng là đối tượng nhận thức

Bản chất của chức năng này là người học muốn tiếp thu những kiến thức về cấu tạo, chức năng của máy tính; khả năng làm việc, thao tác với máy tính. Khi đó máy tính, các phương thức làm việc có sự trợ giúp của máy tính sẽ là đối tượng nhận thức của người học mà người học muốn chiếm lĩnh (ví dụ: các môn học trong lĩnh vực công nghệ thông tin, tin học văn phòng..)

Từ những yêu cầu trên của người học, có hai cách thức tiến hành mang tính nguyên tắc và sư phạm sau:

- Để tiếp thu những kiến thức về cấu tạo và tính năng của máy tính, chúng ta phải tìm hiểu, đi từ cái tổng thể đến cái chi tiết.

- Để có thể có được khả năng ứng dụng các hiểu biết này vào những tình huống cụ thể, chúng ta phải đi từ vấn đề cụ thể, từ đó nắm bắt được những vấn đề mang tính hệ thống tổng quát.

1.4.3.2. Chức năng điều khiển việc học tập (như một “giáo viên”)

Bản chất của chức năng này là hỗ trợ khả năng tự học của học sinh. Khi đó máy tính và các phần mềm dạy học sẽ đóng vai trò như một giáo viên thực hiện chức năng điều khiển quá trình học tập của học sinh bao gồm: truyền đạt kiến thức, kiểm tra đánh giá kết quả...Ở đây chúng ta sẽ phân biệt hai hình thức điều khiển quá trình học tập của học sinh bao gồm:

- Điều khiển từ bên ngoài - Học sinh tự điều khiển

1.4.3.3. Chức năng như một công cụ

Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ như hiện nay, cùng với những yêu cầu mới trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo thì máy tính còn được sử dụng như một công cụ không thể thiếu trong việc trợ giúp giáo viên cũng như người học thực hiện các công việc trong quá trình dạy-học như : xử lý, lưu trữ, cung cấp dữ liệu; thông tin liên lạc; minh họa trình bày thông tin; mô hình hóa, mô phỏng; xây dựng, tổ chức, tiến hành các điều kiện cần thiết cho các hình thức dạy và học khác nhau (Online, face to face, e-Learning..).

- Công cụ minh họa

- Công cụ xây dựng mô hình mô phỏng - Công cụ thông tin liên lạc

- Công cụ lưu trữ và cung cấp thông tin - Công cụ thiết kế, sắp xếp

Trong thực tế thì các chức năng của máy tính và phương tiện trong quá trình dạy-học được trình bày ở trên có thể kết hợp với nhau để tạo ra những ứng dụng phức tạp và hoàn thiện. Một số ứng dụng cụ thể như :

- Cổng đào tạo điện tử (Edu Portal) - Môi trường dạy-học điện tử

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng website hỗ trợ dạy học phần kiến thức các cổng logic cơ bản trong chương trình điện tử số cho sinh viên viện sư phạm kỹ thuật (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w