CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng website hỗ trợ dạy học phần kiến thức các cổng logic cơ bản trong chương trình điện tử số cho sinh viên viện sư phạm kỹ thuật (Trang 30)

1. Đầu đề thiết kế tốt nghiệp:

1.5. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

1.5.1. Tác động của công nghệ thông tin đối với các thành tố của quá trình dạy học

Trong dạy học truyền thống, môi trường dạy học được mô tả như hình 1.1:

Hình 6 Môi trường dạy học truyền thống

Trong hình 1.2 ta nhấn mạnh vị trí trung tâm của cá nhân sinh viên, trong đó có làm rõ hơn các yếu tố mới trong môi trường dạy học có sự hỗ trợ của CNTT&TT

Hình 7 Môi trường dạy học mới

Với sự tham gia của công nghệ thông tin và truyền thông, môi trường dạy học thay đổi, nó có tác động mạnh mẽ tới mọi thành tố của quá trình dạy học gồm: Mục tiêu dạy học; nội dung dạy học; phương pháp dạy học, hình thức dạy học, phương tiện dạy học và kiểm tra, đánh giá… Có thể nói, công nghệ thông tin có tác động to lớn trong việc đổi mới phương pháp dạy học.

- Tác động của việc sử dụng công nghệ thông tin với mục tiêu và nội dung dạy học:

Khi sử dụng máy vi tính như một phương tiện dạy học vấn đề đặt ra là điều chỉnh lại những yêu cầu về kỹ năng trong khi dạy một loạt chủ đề của nội dung của môn học. Dưới đây là ví dụ về việc ảnh hưởng của công nghệ thông tin với mục tiêu, nội dung môn Toán học:

Trong hoạt động toán học, có những việc đòi hỏi phải tư duy, nhưng cũng có những việc trung gian chỉ đòi hỏi một loại công việc đơn điệu nào đó như tính toán, vẽ hình... Những việc này lại cần thời gian, sức lực và kết quả có thể không chính xác. Có thể lược bỏ yêu cầu rèn luyện thuần tuý các kỹ năng làm việc có tính đơn điệu, không đòi hỏi tư duy đó. Khi sinh viên được giải phóng khỏi các công việc này thì khả năng tập trung tư duy vào chủ đề chính tốt hơn. Như vậy, công nghệ thông tin và truyền

có điều kiện hiểu sâu hơn hoặc mở rộng hơn về nội dung kiến thức Toán học.

Tuy nhiên, những yêu cầu gắn với việc rèn luyện các thao tác trí óc thì không thể giảm nhẹ được, dù cho có thể dùng máy tính thay thế chúng. Chẳng hạn việc tính nhẩm, việc dạy sinh viên thuộc các bảng cộng và nhân trong dạy học toán vẫn hết sức quan trọng. Cùng với việc giảm bớt một số yêu cầu, nội dung, do thời gian được tiết kiệm, ta lại cần xem xét việc đưa thêm các nội dung mới. Các nội dung mới này được đưa vào tuỳ theo nhu cầu của bản thân môn học và của thực tiễn.

Tóm lại, trong việc xây dựng chương trình môn Toán sẽ có khá nhiều thay đổi về mục đích, yêu cầu, nội dung dạy học.

- Tác động của việc sử dụng công nghệ thông tin với việc rèn luyện kỹ năng, củng cố, ôn tập kiến thức cũ:

Ngày nay các phần mềm dạy học (PMDH) đã trở nên rất phong phú, đa dạng, trong đó có rất nhiều phần mềm có thể khai thác để rèn luyện kỹ năng thực hành cho sinh viên .Chẳng hạn với các phần mềm trắc nghiệm, học sinh được cung cấp một khối lượng câu hỏi mà để trả lời được học sinh phải thực sự nắm được kiến thức cơ bản và đạt được kỹ năng thực hành đến một mức độ nhất định. Như vậy, việc luyện tập và tự kiểm tra đánh giá của học sinh không còn bị hạn chế về mặt thời gian và nội dung như các phương pháp kiểm tra thông thường.

- Tác động của việc sử dụng công nghệ thông tin trong việc rèn luyện, phát triển tư duy môn học điện tử số:

Nhiều người lo ngại máy vi tính với các chức năng “trong suốt” đối với người sử dụng nên sinh viên không có sự gắn kết giữa hình tượng tính toán trong não với thực hiện tính toán trên máy vi tính. Một số bước trung gian được máy vi tính thực hiện do đó mất cảm giác thuật toán. Tại hội nghị nghiên cứu toán học thế giới lần thứ 3 đã tiến hành thảo luận xung quanh vấn đề nghi ngại trên. Khi nghiên cứu việc dạy học điện tử số với phần mềm Notpad++ sử dụng ngôn ngữ lập trình Sql đã khẳng định vai trò của phần mềm này trong việc phát triển khả năng sáng tạo môn học điện tử số cho học sinh. Máy vi tính có khả năng làm sáng tỏ các khái niệm trong điện tử số phức tạp bằng những minh họa trực quan hoàn hảo. Như vậy dạy điện tử số với hỗ trợ của

máy vi tính đã cho phép giáo viên tạo môi trường để phát triển khả năng suy luận , tư duy logic, tư duy thuật toán, đặc biệt là năng lực quan sát, mô tả, phân tích so sánh cho sinh viên. Sinh viên sử dụng máy vi tính và phần mềm để tạo ra các đối tượng trong môn học, sau đó tìm tòi khám phá các thuộc tính ẩn chứa bên trong đối tượng đó. Chính từ quá trình mò mẫm, dự đoán học sinh đi đến khái quát hoá, tổng quát hoá và sử dụng lập luận logic để làm sáng tỏ vấn đề.

- Ảnh hưởng của việc sử dụng công nghệ thông tin tới phương pháp và hình thức dạy học:

Khi ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học, sinh viên được nhúng vào một môi trường hết sức mới mẻ, hấp dẫn, đa dạng và có tính trợ giúp cao. Công nghệ thông tin và truyền thông mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo lý thuyết kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để áp dụng rộng rãi. Trước kia, người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy (dạy sao cho sinh viên nhớ lâu, dễ hiểu), thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho sinh viên các phương pháp học. Trước kia thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thành thục kĩ năng vận dụng, nay cần chú trọng đặc biệt đến phát triển năng lực sáng tạo của sinh viên. Việc chuyển từ “lấy giáo viên làm trung tâm” sang “lấy người học làm trung tâm” sẽ trở nên dễ dàng hơn trong việc phát triển năng lực sáng tạo cho sinh viên.

Các nhà giáo dục thường nói nhiều tới việc tổ chức hoạt động sáng tạo, tích cực, tự lực cho sinh viên. Trong điều kiện các phương tiện dạy học truyền thống những biện pháp nhằm tích cực hoá người học chỉ đạt được những kết quả nhất định. Máy vi tính và internet sẽ tạo ra một môi trường hoạt động cho sinh viên. Sinh viên là chủ thể hoạt động, tác động lên các đối tượng thuộc môi trường, nhờ đó sinh viên chiếm lĩnh được những tri thức và kĩ năng mới. Với Internet, sinh viên có thể tự tra cứu thông tin ở các thư viện điện tử, cập nhật các thông tin mới mẻ, trao đổi với các sinh viên và giáo viên ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới vào thời điểm bất kỳ. Đối với người học, thế giới tri thức được mở rộng hầu như vô hạn, họ không bị giới hạn bởi nguồn tri thức (hầu như duy nhất) của giáo viên trên lớp và cuốn sách giáo khoa

làm việc độc lập của từng sinh viên.

Trong tình hình đó, vai trò của giáo viên vẫn hết sức quan trọng, tuy nhiên, giáo viên không là nguồn tri thức duy nhất nữa, mà giáo viên giữ vai trò hướng dẫn, chỉ đạo. Quan hệ giáo viên và sinh viên trong bối cảnh mới cũng sẽ khác với truyền thống, chuyển từ vai trò người chuyển tải tri thức sang vai trò người cố vấn, trợ giúp. Giáo viên đóng vai trò tổ chức, điều khiển, thông qua tác động lên cả sinh viên và môi trường công nghệ thông tin và truyền thông.

Trong điều kiện các phương tiện dạy học truyền thống, giáo viên phải quan tâm tới rất nhiều sinh viên. Vì thế, dù có cố gắng đến đâu, việc đảm bảo nguyên tắc phân hoá trong dạy học vẫn hạn chế. Tất cả các chi tiết diễn biến của hoạt động học tập của mỗi sinh viên khó được giáo viên nắm bắt được và xử lí kịp thời. Về lí luận, cần phải giúp từng sinh viên làm việc theo đúng khả năng, phù hợp năng lực về tri thức và các kĩ năng của mình, có nhịp độ làm việc phù hợp với cá nhân. Điều này hoàn toàn có thể thực hiện được nếu có công nghệ thông tin và truyền thông trợ giúp. Nhờ có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông, mỗi sinh viên đều có một “trợ giảng” riêng, có thể được trợ giúp tại thời điểm khó khăn bất kì, đúng lúc với liều lượng thích hợp. Mỗi sinh viên đều có một phương án làm việc riêng, thực hiện nhiệm vụ phù hợp cá nhân sinh viên đó (có thể giống nhưng cũng có thể khác tất cả các bạn khác), các nhiệm vụ này được phần mềm dạy học hoạch định phù hợp. Phần mềm dạy học được sử dụng ở nhà cũng sẽ nối dài cánh tay của giáo viên tới từng gia đình sinh viên, khi làm bài tập trên máy vi tính, sinh viên sẽ được kiểm soát, được giúp đỡ và được đánh giá tại chỗ. Nhờ công nghệ thông tin (Dạy học Elening, không giáp mặt) sinh viên không cần phải lên lớp trực tiếp gặp giáo viên mà vẫn có thể trao đổi thông tin một cách chính xác và nhanh chóng.

Các hình thức dạy học như dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng sẽ có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin và truyền thông. Đó là: cá nhân làm việc tự lực với máy tính, với Internet, các cá nhân làm việc theo các nhóm linh hoạt.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng website hỗ trợ dạy học phần kiến thức các cổng logic cơ bản trong chương trình điện tử số cho sinh viên viện sư phạm kỹ thuật (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w