Phân tích tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng từ năm 2010 đến 6 tháng

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần phương tây – sở giao dịch cần thơ (hiện nay là ngân hàng tmcp đại chúng việt nam – chi nhánh tây đô) (Trang 38)

năm trƣớc. Đồng thời nó cũng chiếm tỷ trọng càng cao trong tổng nguồn vốn huy động theo thời hạn của ngân hàng qua các năm từ 2010 đến 6 tháng đâu năm 2013 lần lƣợt là 9,2%,11,9%, 12,2%, 18,7%.

Để làm đƣợc điều này, Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Phƣơng Tây – Sở giao dịch Cần Thơ (hiện nay là PVcomBank – Chi nhánh Tây Đô) luôn quan tâm đến công tác huy động vốn. Họ đã áp dụng mức lãi suất linh hoạt và hấp dẫn theo sự chỉ đạo của chính phủ và NHNN Việt Nam dƣới nhiều hình thức khác nhau, mở rộng các hình thức huy động và các hình thức huy động linh hoạt và đa dạng mang đến sự thuận tiện và đề cao lợi ích của khách hàng. Với sự tiện lợi này và sự chủ động quan tâm đến khách hàng đã thu hút đƣợc một lƣợng lớn khách hàng thƣờng xuyên và trung thành với ngân hàng.

4.1.2Phân tích tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2013

4.2.1.1 Phân tích doanh số cho vay

Với nguồn vốn huy động đƣợc, ngân hàng đã đẩy mạnh đầu tƣ công tác cho vay. Doanh số cho vay càng cao chứng tỏ thị phần hoạt động của ngân hàng càng lớn, số lƣợng khách hàng vay ngày càng gia tăng, thể hiện đƣợc hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Để hiểu rõ hơn hoạt động cho vay của ngân hàng trong thời gian qua nhƣ thế nào chúng ta đi vào phân tích doanh số cho vay của ngân hàng từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013.

29

Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo thời hạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

Đơn vị tính: tỷ đồng

Khoản mục

Số tiền theo năm Số tiền theo năm

2010 2011 2012 6-2012 6-2013 2011/2010 2012/2011 6-2013/6-2012 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 220,4 56,6 134,2 62,3 258,3 98,7 129,7 98,7 453 95,8 -86,2 -39 124,1 92,5 323,3 249,3 Trung và dài hạn 168,7 43,4 81,3 37,7 3,3 1,3 1,7 1,3 20 4,2 -87,4 -51,8 -78 -95,9 18,3 1.076,5 Tổng 389,1 100 215,5 100 261,6 100 131,4 100 473 100 -173,6 -44,6 46,1 21,4 341,6 260

30

Nguồn: Phòng Phát triển kinh doanh – Ngân hàng TMCP Phương Tây sở giao dịch Cần Thơ (hiện nay là PVcomBank – Chi nhánh Tây Đô)

Hình 4.3: Doanh số cho vay theo thời hạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

Doanh số cho vay ngắn hạn

Doanh số cho vay ngắn hạn chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng doanh số cho vay trong giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, bởi vì nguồn vốn cho vay của ngân hàng đƣợc huy động chủ yếu từ nguồn vốn ngắn hạn. Hơn nữa các hoạt động kinh tế trên địa bàn có sử dụng vốn vay của ngân hàng là những hoạt động có chu kỳ ngắn, thƣờng dƣới 1 năm nên hoạt động cho vay của ngân hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn.

Kết quả hoạt động cho vay ngắn hạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 cụ thể nhƣ sau:

- Năm 2010 tổng doanh số cho vay đạt 389,1 tỷ đồng, vay ngắn hạn là 220,4 tỷ đồng chiếm 56,6% trong tổng doanh số cho vay.

- Đến năm 2011 tổng doanh số cho vay giảm xuống còn 215,5 tỷ đồng giảm 173,6 tỷ đồng (tƣơng đƣơng giảm 44,6%) so với năm 2010, trong đó cho vay ngắn hạn chiếm 134,2 tỷ đồng giảm 86,2 tỷ đồng (tức là giảm 39%) so với năm 2010, chiếm 62,3% trong tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân là do năm

0,0 50,0 100,0 150,0 200,0 250,0 300,0 350,0 400,0 450,0 500,0 2010 2011 2012 Thg6-12 Thg6-13 389,1 215,5 261,6 131,4 473 220,4 134,2 258,3 129,7 453 168,7 81,3 3,3 1,7 20,0 Tổng Ngắn hạn Trung và dài hạn

31

2011 là một năm đầy sóng gió đối với doanh nghiệp Việt Nam, năng lực sản xuất kinh doanh của hàng loạt doanh nghiệp bị suy yếu nghiêm trọng, khả năng tiếp cận nguồn vốn bị suy giảm do lãi suất tín dụng trở nên tăng cao và nguồn vốn khan hiếm, vì vậy các nhà đầu tƣ ái ngại trong việc vay vốn.

- Bƣớc sang năm 2012 tổng doanh số cho vay của ngân hàng tăng lên 261,6 tỷ đồng tăng 46,1 tỷ đồng (tức là tăng 21,4%) so với năm 2011. Trong đó doanh số cho vay ngắn hạn là 258,3 tỷ đồng, tăng 124,1 tỷ đồng (tức là tăng 92,5%) so với năm 2011, và chiếm 98,7% trong tổng doanh số cho vay. Trong năm 2012 tình hình kinh tế nƣớc ta không mấy khởi sắc mà còn biến động theo chiều hƣớng xấu hơn với hơn 1.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản, vì vậy tuy tổng doanh số cho vay của Chi nhánh trong năm này chỉ tăng trƣởng 21,4% và doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên 92,5% là nhờ vào sự nỗ lực của toàn thể nhân viên ngân hàng đã nổ lực khuyến khích các công ty, các doanh nghiệp vay với mức lãi suất linh hoạt, phù hợp với từng đối tƣợng vay.

- Bƣớc sang năm 2013, thì trong 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay đạt 473 tỷ đồng, tăng 341,6 tỷ đồng (tức là tăng 261,1%) so với tổng doanh số cho vay cùng kỳ năm trƣớc. Trong đó, cho vay ngắn hạn chiếm 453 tỷ đồng, tăng 323,2 tỷ đồng (tức là tăng 249,2%) so với cùng kỳ năm trƣớc và chiếm tỷ trọng 95,8% trên tổng doanh số cho vay của kỳ.

Hình thức cho vay ngắn hạn của Chi nhánh chủ yếu hỗ trợ vốn cho các thành phần kinh tế, các hộ nông dân trong đại bàn và các vùng lân cận với mức lãi suất tƣơng đối thấp cộng với thời gian ngắn thích hợp với nhu cầu vốn và khả năng trả nợ của ngƣời dân. Mặt khác cho vay ngắn hạn giúp cho đồng vốn của ngân hàng quay vòng nhanh hơn, tạo ra nhiều lợi nhuận hơn cho ngân hàng đồng thời giúp ngân hàng hạn chế đƣợc rủi ro hơn so với cho vay trung và dài hạn nên đã đƣợc Ngân hàng quan tâm chú ý đẩy mạnh hoạt động.

Doanh số cho vay trung và dài hạn

So với doanh số cho vay ngắn hạn thì doanh số cho vay trung và dài hạn chiếm một tỷ lệ thấp hơn rất nhiều liên tục giảm mạnh qua 3 năm (2010-2012) và mới tăng trở lại vào nửa đầu năm 2013. Do đối tƣợng vay trung và dài hạn ít hơn ngắn hạn, thêm vào đó là nguồn vốn cho vay trung và dài hạn thu hồi chậm và rủi ro cao nên ngân hàng phải rất cẩn trọng trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay. Cuối cùng là do thời hạn vay lâu hơn nên đồng vốn vay quay vòng chậm hơn làm cho lợi nhuận của ngân hàng ít hơn so với cho vay ngắn hạn.Cụ thể: Năm 2010 doanh số cho vay trung và dài hạn của ngân hàng chỉ chiếm 43,4% trong tổng doanh số cho vay đạt 168,7 tỷ đồng. Năm 2011 doanh số cho vay trung và dài hạn giảm xuống còn 81,3 tỷ đồng, giảm 87,4 đồng (tức là giảm 51,8%) so với năm 2010 và chỉ chiếm 37,7% trong tổng doanh số cho vay.

32

Nguyên nhân là do trong năm này mức lãi suất tăng cao, vì thế mà cho vay trung và dài hạn giảm xuống cùng với cho vay ngắn hạn. Bƣớc sang năm 2012 doanh số cho vay trung và dài hạn của ngân hàng tiếp tục giảm xuống còn 3,3 tỷ đồng, giảm 78 tỷ đồng (tức là giảm 95,9%) so với năm 2011 và chỉ chiếm 1,3% trong tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân là do trong thời gian này nguồn vốn huy động chủ yếu là vốn ngắn hạn nếu dùng cho vay trung và dài hạn thì tính ổn định của ngân hàng không cao. Ngoài ra do một số nhóm khách hàng vay nợ không hoàn trả đúng hạn và các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, sử dụng đồng vốn không hợp lý nên ngân hàng đã giảm hoặc không cho vay trung và dài hạn. Trong 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay trung và dài hạn là 20 tỷ đồng, chiếm 4,2% trong tổng doanh số cho vay. Và tăng 18,3 tỷ đồng đồng so với cùng kỳ năm 2012. Trong những tháng đầu năm nay, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiêp tại địa phƣơng đang dần đƣợc cải thiện nên ngân hàng đã mạnh dạn đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn để hỗ trợ các doanh nghiệp vực dậy sản xuất kinh doanh.

Do những rủi ro của cho vay trung và dài hạn cao hơn ngắn hạn nên Chi nhánh rất thận trọng khi xét duyệt cho vay và khi đã cho vay theo hình thức này. Bên cạnh đó do ảnh hƣởng bởi kinh tế nên các hoạt động sản xuất kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực kinh tế gặp nhiều khó khăn vì vậy họ đều đồng loạt hạn chế sử dụng các nguồn vốn vay trung và dài hạn.

b. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

Để hiểu rõ hơn về doanh số cho vay chúng ta đi vào phân tích doanh só cho vay theo thành phần kinh tế. Ngân hàng luôn xem khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ là đối tƣợng khách hàng chính. Nhƣng chúng ta vẫn có thể thấy đƣợc sự dịch chuyển trong cơ cấu cho vay của ngân hàng từ khách hàng cá nhân sang khách hàng doanh nghiệp.

33

Bảng 4.4 : Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

Đơn vị tính: tỷ đồng

Khoản mục

Số tiền theo năm Chênh lệch

2010 2011 2012 6-2012 6-2013 2011/2010 2012/2011 6-2013/6-2012 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Cá nhân 181,7 46,7 143,4 66,5 197,6 75,5 117,7 89,6 425,2 89,9 -38,3 -21,1 54,2 37,8 307,5 261,3 Doanh nghiệp 207,4 53,3 72,1 33,5 64 24,5 13,7 10,4 47,8 10,1 -135,3 -65,2 -8,1 -11,2 34,1 248,9 Tổng 389,1 100 215,5 100 261,6 100 131,4 100 473 100 -173,6 -44,6 46,1 21,4 341,6 260

34

Nguồn: Phòng Phát triển kinh doanh – Ngân hàng TMCP Phương Tây sở giao dịch Cần Thơ (hiện nay là PVcomBank – Chi nhánh Tây Đô)

Hình 4.4: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

Doanh số cho vay cá nhân

Nhìn chung, doanh số cho vay đối với khách hàng cá nhân của Chi nhánh cũng có tăng giảm nhƣng sự tăng giảm này trong 3 năm (2010 – 2012) tƣơng đối ổn định và có sự biến động mạnh vào 6 tháng đầu năm 2013.

Cụ thể là năm 2010 tổng doanh số cho vay là 389,1 tỷ đồng đồng, cho vay cá nhân 181,7 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 46,7% trên tổng doanh số cho vay của năm.

Năm 2011 tình hình kinh tế có nhiều bất ổn cộng với chính sách thắt chặt tiền tệ kiềm chế lạm phát làm cho lãi suất cho vay tăng cao nên tổng doanh số cho vay của Chi nhánh chỉ đạt 215,5 tỷ đồng giảm 173,6 tỷ đồng (tức là giảm 44,6%) so với tổng doanh số cho vay năm 2010. Trong đó doanh số cho vay của cá nhân là 143,4 tỷ đồng giảm 38,3 tỷ đồng (tức là giảm 21,1%) so với doanh số cho vay của cá nhân năm trƣớc, chiếm 66,5% trên tổng doanh số cho vay của năm. 0,0 50,0 100,0 150,0 200,0 250,0 300,0 350,0 400,0 450,0 500,0 2010 2011 2012 Thg6-12 Thg6-13 389,1 215,5 261,6 131,4 473,0 181,7 143,4 197,6 117,7 425,2 207,4 71,1 64,0 13,7 47,8

35

Năm 2012 tổng doanh số cho vay là 261,6 tỷ đồng, tăng hơn năm 2011 46,1 tỷ đồng (tƣơng ứng với tăng 21,4%). Trong đó cho vay cá nhân là 197,6 tỷ đồng chiếm 75,5% trên tổng doanh số cho vay của năm. Và cho vay cá nhân của năm tăng 54,2 tỷ đồng (tức là tăng 37,8%) so với năm trƣớc.

Cho vay cá nhân 6 tháng đầu năm 2013 là 425,2 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 89,9% trên tổng doanh số cho vay, tiếp tục tăng 307,5 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trƣớc tƣơng đƣơng tăng 261,3%. Trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 mức lãi suất đã hạ xuống nên doanh số cho vay cá nhân của 2 khoảng thời gian này đều tăng hơn so với cùng kỳ.

Qua phân tích trên ta có thể thấy đối tƣợng khách hàng cá nhân đã sử dụng nguồn vốn vay khá hiệu quả, nên doanh số cho vay đối với khách hàng cá nhân có xu hƣớng ngày càng tăng (chỉ giảm vào năm 2011). Hiện nay các hình thức đầu tƣ, kinh doanh cá nhân trên địa bàn Thành phố rất phát triển và thu hút đƣợc nhiều hộ kinh doanh, các hộ nông dân trên địa bàn và các vùng lân cận cũng mạnh dạn triển khai các phƣơng thức sản xuất mới, cải tạo vƣờn tƣợc, đất đai nên cũng cần nhiều vốn hơn. Do đó Chi nhánh nên quan tâm nhiều hơn đến việc cho khách hàng cá nhân vay để thu đƣợc lợi nhuận nhiều hơn cho Chi nhánh ở lĩnh vực này.

Doanh số cho vay doanh nghiệp

Thành phố Cần Thơ là Thành phố trực thuộc trung ƣơng của vùng Đồng bằng song Cửu Long với những điều kiện thuận lợi cho đầu tƣ phát triển. Hiện nay Thành phố Cần Thơ đang trên đà phát triển nên thành phần kinh tế về số lƣợng cũng đang tăng dần, đặc biệt là doanh nghiệp tƣ nhân. Tuy đƣợc tạo nhiều điều kiên thuận lợi để xây dựng và phát triển nhƣng với những biến động của nền kinh tế nƣớc ta và các nƣớc khác trên thế giới trong thời gian qua các doanh nghiệp trên địa bàn cũng ít nhiều bị tác động, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với sự khó khăn của nền kinh tế khiến cho tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bị trì trệ, rất nhiều doanh nghiệp buộc phải thu hẹp hoạt động hoặc đóng cửa, sát nhập với các doanh nghiệp khác hoặc tuyên bố phá sản. Vì những lý do đó đã khiến cho hoạt động cho vay vốn của Ngân hàng TMCP Phƣơng Tây – Sở giao dịch Cần Thơ (hiện nay là PVcomBank – Chi nhánh Tây Đô) gặp khá nhiều khó khăn.

Nhìn chung, doanh số cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp của Chi nhánh không đƣợc tốt, tƣ năm 2010 đến năm 2012 liên tục sụt giảm và chỉ bắt đầu khởi sắc vào 6 tháng đầu năm 2013. Cụ thể năm 2010 doanh số cho vay của doanh nghiệp là 207,4 tỷ đồng, chiếm 53,3% trong tổng doanh số cho vay của cả năm. Trong năm 2011 doanh số cho vay của doanh nghiệp là 72,1 tỷ đồng, giảm 135,3 tỷ đồng tƣơng đƣơng giảm 65,2% so với năm 2010, chiếm 33,5% trong

36

tổng doanh số cho vay cả năm. Năm 2012 doanh số cho vay của doanh nghiệp tiếp tục giảm thêm 8,1 tỷ đồng chỉ còn 64 tỷ đồng tƣơng đƣơng giảm 11,2% so với năm 2011, chiếm 24,5% trong tổng doanh số cho vay cả năm. Bƣớc sang năm 2013, 6 tháng đầu năm 2013 thì tổng doanh số cho vay của ngân hàng đạt là 473 tỷ đồng, tăng 341,6 tỷ đồng (tƣơng ứng tăng 260%) so với tổng doanh số cho vay cùng kỳ năm trƣớc. Trong đó doanh số cho vay của doanh nghiệp là 47,8 tỷ đồng tăng 34,1 tỷ đồng (ứng với tăng 249,9%) so với cùng kỳ năm 2012.

Với những diễn biến tốt đẹp của nền kinh tế trong những tháng đầu năm và những chuyển biến tích cực trong doanh số cho vay của Chi nhánh đối với khách hàng doanh nghiệp, trong thời gian tới Chi nhánh nên chú trọng hơn nữa đến đối tƣợng cho vay là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trƣờng và khẳng định đƣợc vị trí của mình trong thời gian sắp tới.

4.2.1.2 Phân tích doanh số thu nợ

Bên cạnh hoạt động cho vay thì hoạt động thu nợ cũng là một vấn đề rất quan trọng đối với tất cả các Ngân hàng. Doanh số thu nợ vừa phản ánh khả năng đánh giá khách hàng của các cán bộ tín dụng vừa đồng thời phản ánh hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Vì vậy để đảm bảo hiệu quả hoạt động của mình bên cạnh việc chú trọng nâng cao doanh số cho vay mà Chi nhánh còn đặc biệt chú

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần phương tây – sở giao dịch cần thơ (hiện nay là ngân hàng tmcp đại chúng việt nam – chi nhánh tây đô) (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)