- Phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đông
6.2.2 Đối với Chính quyền địa phƣơng
Trong quá trình thực tập tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Cần thơ, bên cạnh việc đi thẩm định và thực tế ở chính quyền địa phƣơng tác giả đã rút ra đƣợc một số nhận xét sau đây:
Thứ 1: Có nhiều khách hàng lần đầu tiên đến Ngân hàng có nhu cầu muốn vay tiêu dùng nhƣng ko có tài sản đảm bảo. Một số khách hàng mua nhà trong các khu dân cƣ tại Cần Thơ họ trả tiền đầy đủ rồi mà chƣa có sổ hồng hoặc sổ đỏ để làm giấy tờ thế chấp.
Thứ 2: Thành phố Cần Thơ là đô thị lớn của vùng đồng bằng sông Cửu Long, là đầu mối giao thƣơng nối liền các tỉnh trong vùng đến thành phố Hồ Chí Minh và sang Campuchia. Thành phố Cần Thơ có nhiều tiềm năng nhƣ: Du lịch phát triển, giao thông đƣợc nâng cấp và đặc biệt có sân bay Cần Thơ chất lƣợng cao sẽ mở ra các chuyến bay quốc tế trong tƣơng lai. Và với hệ thống bƣu chính viễn thông của thành phố Cần Thơ đƣợc trang bị hiện đại, công nghệ cao, chất lƣợng đồng bộ, nối mạng hoàn chỉnh đến tất cả các tỉnh - thành trong nƣớc và quốc tế… với lƣc lƣợng lao động đông đúc từ các trƣờng Đại học, Cao đẳng và Trung cấp, Thành phố Cần Thơ đang hứa hẹn sẽ là một điểm đầu tƣ rất thuận lợi cho quốc tê.
Thứ 3: Hội chợ Hàng hóa Ngƣời tiêu dùng diễn ra tại cần Thơ thƣờng rất nhộn nhịp và đông đúc. Đây là một hoạt động đƣợc diễn ra hàng năm, nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiêp giao lƣu, học hỏi và quảng bá thƣơng hiệu cũng nhƣ các sản phẩm tiêu dùng đến khách hàng. Từ công dụng của sản phẩm đƣợc trƣng bài tại Hội chợ làm cho nhu cầu sử dụng hàng hóa của khách hàng tăng lên, Doanh nghiệp có thể bán đƣợc hàng hóa, Ngân hàng có thể tiếp cận dễ hơn đễn nhu cầu của khách từ đó đáp ứng để cho vay.
Do đó, từ những cơ sở trên tác giả xin đƣa ra một số kiến nghị đến Chính quyền địa phƣơng tạo điều kiện thuận lợi đển đẩy mạnh hoạt động tiêu dùng trên địa bàn. Và giúp Ngân hàng dễ dàng hơn trong việc làm thủ tục hồ sơ vay vốn của khách hàng, gián tiếp làm tăng trƣởng kinh tế ở địa phƣơng:
69
- Thứ 1: Tăng cƣờng cải cách thủ tục hành chính, chấn chỉnh tác phong, tinh thần làm việc của các cơ quan, Ban ngành địa phƣơng nhằm hỗ trợ ngƣời dân trong việc hoàn tất công chứng giấy tờ, các thủ tục liên quan đến hồ sơ xin vay vốn một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí. Nhanh chóng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đặc biệt ở những khu dân cƣ mới để ngƣời dân có thể vay vốn ngân hàng.
- Thứ 2: Tiếp tục thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển SXKD để thu hút vốn đầu tƣ chảy mạnh vào Cần Thơ, từ đó giúp cơ sở hạ tầng, đƣờng giao thông đƣợc nâng cấp, tạo thêm nhiều việc làm cho ngƣời dân, hạn chế thất nghiệp, góp phần nâng cao mức sống trong vùng.
- Thứ 3: Đƣa ra những chính sách để khuyến khích phát triển mạng lƣới bán buôn, bán lẻ ở địa phƣơng; thƣờng xuyên tổ chức các hội chợ hàng tiêu dùng để đƣa hàng hóa đến gần hơn với ngƣời dân, góp phần kích cầu trên thị trƣờng, tạo thêm động lực thúc đẩy sự phát triển thƣơng mại trên địa bàn thành phố.
* Tóm lại, lĩnh vực kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng là một lĩnh vực phức tạp, bởi nó vừa chịu tác động từ tình hình kinh tế vĩ mô của cả nƣớc, Kinh tế - Xã hội của địa phƣơng, vừa có tác động ngƣợc lại đối với nền kinh tế. Qua phân tích về tình hình kinh doanh của SeABank Cần Thơ cho thấy Ngân hàng đã đạt đƣợc lợi nhuận trong thởi buổi nền kinh tế khó khăn. Tuy dƣ nợ cho vay tiêu dùng không cao nhƣng ngƣợc lại ngân hàng đã kiểm soát tốt đƣợc rủi ro của mình. Đây là thành quả đáng khích lệ trong việc phát triển hoạt động CVTD trong thời gian tới. Từ đó, đề tài đã đƣa ra một số giải pháp thực tiễn với mong muốn đƣợc đóng góp vào mục tiêu phát triển bền vững, phát huy thêm những mặt mà Ngân hàng đã làm đƣợc và giúp SeABank ứng biến với sự thay đổi không ngừng từ môi trƣờng kinh doanh trong tƣơng lai. Tuy nhiên, nhƣ đã nói, đây là vấn đề khá phức tạp liên quan tới nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành. Với việc hạn chế về thời gian và kinh nghiệm thực tế, mặc dù đã rất cố gắng nhƣng đề tài không thể đi sâu nghiên cứu hết tất cả các vấn đề có liên quan. Mong rằng sẽ có thêm những đề tài nghiên cứu tiếp theo chuyên sâu và sáng tạo hơn để làm sáng tỏ thêm những vấn đề mà đề tài này chƣa giải quyết trọn vẹn. Có thể thấy, phát triển tín dụng tiêu dùng ngày nay đang thu hút đƣợc sự quan tâm của những tổ chức tài chính trong nƣớc và thế giới, cho nên những nghiên cứu thực tiễn tiếp theo chắc chắn sẽ mang lại nhiều điều hữu ích.
70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngân hàng Nhà nƣớc, 2001. Quyết định 1627/2001/QĐ – NHNN. Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2001.
2. Ngân hàng Nhà nƣớc, 2005. Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN. Hà Nội, ngày 22 tháng 04 năm 2005.
3. Nguyễn Minh Kiều, 2007. Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê.
4. Nguyễn Minh Kiều, 2010. Tài chính doanh nghiệp căn bản. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê.
5. Lê Thị Mận. 2010. Nghiệp vụ Ngân Hàng Thương Mại. Hà Nội: NXB Lao Động Xã Hội
6. Peter S.Rose, 2001. Quản trị ngân hàng thương mại. Xuất bản lần thứ 4.Nhà xuất bản Tài Chính.
7. Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010. Tiền tệ ngân hàng. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại Học Cần Thơ.
8. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Quản trị ngân hàng thương mại. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại Học Cần Thơ.
9. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại Học Cần Thơ.