Khái quát về hoạt động tín dụng chung của SeABank Cần Thơ

Một phần của tài liệu đánh giá hoat ̣ động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á chi nhánh cần thơ (Trang 39)

- Phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đông

4.2.1 Khái quát về hoạt động tín dụng chung của SeABank Cần Thơ

Có thể nói, các NHTM để đạt đƣợc hiệu quả kinh doanh cao thì các cần phải phát triển mảng tín dụng hiệu quả. Điều này không chỉ mang lại lợi nhuận cho ngân hàng mà còn giúp việc sản xuất hàng hóa đƣợc lƣu thông, thúc đẩy nền kinh tế thị trƣờng của cả nƣớc phát triển nói chung, khu vực TP. Cần Thơ và các vùng lân cận nói riêng. Trên đây, đề tài đã khái quát quy mô và cơ cấu nguồn vốn của SeABank, tiếp theo đề tài sẽ phân tích việc Ngân hàng sử dụng nguồn vốn của mình để cho vay và hiệu quả của hoạt động này nhƣ thế nào qua các chỉ tiêu đƣợc trình bày dƣới đây.

Theo lẽ dĩ nhiên, tín dụng là một thuật ngữ dùng chung cho các hoạt động cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh,… của NHTM. Nhƣng trong phạm vi bài viết, tác giả sử dụng khái niệm tín dụng đồng nghĩa với ―cho vay‖, bởi lẽ đây là hoạt động chính yếu và

29

chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh doanh của SeABank chi nhánh Cần Thơ. Kết quả của hoạt động tín dụng của chi nhánh giai đoạn từ năm 2011 đến 06/2014 đƣợc thể hiện cụ thể nhƣ sau:

a) Nhận xét về doanh số cho vay

Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân dƣới hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản trong một khoản thời gian nhất định. Nhìn chung qua bảng số liệu thống kê, ta thấy DSCV của Chi nhánh không ổn định. Cụ thể, năm 2012 chỉ tiêu này đạt 15.440 triệu đồng, giảm tƣơng đƣơng 83,24% so với năm 2011 và bƣớc sang năm 2013 doanh số cho vay tăng 223.04% so với năm 2012, đây đƣợc xem là sự nhảy vọt khá bất ngờ.

Nguyên nhân năm 2012 DSCV giảm mạnh là do sau những đợt tăng trƣởng tín dụng liên tục kể từ khi mở chi nhánh tại Cần Thơ đến cuối năm 2011 thì ngân hàng đã bắt đầu thắt chặt và kiểm soát việc tăng trƣởng tín dụng vào năm 2012. SeABank chủ yếu tập trung công tác thu hồi nợ trong năm 2011 và đặc biệt trong năm 2012, ngân hàng đã giải ngân rất thấp từ trƣớc đến nay, đặc biệt là cho vay tiêu dùng chỉ đạt 1.394 triệu đồng và chỉ chiếm 9,02% trên tổng doanh số cho vay, chiếm tỷ trọng cao nhất là cho vay kinh doanh thƣơng mại chiếm 71%. Đây là một trong những chiến lƣợc và định hƣớng chỉ đạo kinh doanh từ phía ngân hàng Hội sở nhằm hạn chế rủi ro trong giai đoạn kinh tế Việt Nam bị khủng hoảng trầm trọng và các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình. Mặc dù, việc kiểm soát tăng tín dụng chặt chẽ, hạn chế cho vay có thể ảnh hƣởng nhiều đến lợi nhuận của ngân hàng nhƣng qua đó cũng cho thấy ngân hàng có tầm nhìn và chiến lƣợc phát triển một cách bền vững. Để biết rỏ tình hình cho vay tiêu dùng ta hãy quan sát số liệu trong bảng dƣới đây:

30

Bảng 4.2 Hoạt động tín dụng tại SeABank Cần Thơ từ 2011 đến 06/2014 Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 6/2013 6/2014 Chênh lệch 2011 2012 2013 2011-2012 2012-2013 6/2013-6/2014 Số tiền % Số tiền % Số tiền % DSCV 92.114 15.440 49.877 22.863 29.662 -76.674 -83,24 34.437 223,038 6.799 29,74 1.Tiêu dùng 5.462 1.394 4.556 2.096 2.375 -4.068 -74,48 3.162 226,829 279 13,31 2.KDTM 78.210 10.848 39.448 17.774 23.707 -67.362 -86,13 28.600 263,643 5.933 33,38 3.KD Khác 8.442 3.198 5.873 2.993 3.580 -5.244 -62,12 2.675 83,646 587 19,61 DSTN 174.817 52.954 45.909 35.779 35.930 -121.863 -69,71 -7.045 -13,304 151 0,42 1.Tiêu dùng 6.125 3.405 2.662 1.469 2.920 -2.720 -44,41 -743 -21,821 1.451 98,77 2.KDTM 158.972 44.197 38.173 30.438 28.875 -114.775 -72,20 -6.024 -13,63 -1.563 -5,14 3.KD Khác 9.720 5.352 5.074 3.872 4.135 -4.368 -44,94 -278 -5,1943 263 6,79 Dƣ nợ 99.276 61.762 65.730 48.846 59.462 -37.514 -37,79 3.968 6,42466 10.616 21,73 1.Tiêu dùng 3.857 1.846 3.740 2.473 3.195 -2.011 -52,14 1.894 102,6 722 29,20 2.KDTM 87.466 54.117 55.392 41.453 50.224 -33.349 -38,13 1.275 2,35601 8.771 21,16 3.KD Khác 7.953 5.799 6.598 4.920 6.043 -2.154 -27,08 799 13,7782 1.123 22,83 Nợ quá hạn 5.793 3.716 2.462 1.656 1.985 -2.077 -35,85 -1.254 -33,746 329 19,87 1.Tiêu dùng 1.189 404 0 284 0 -785 -66,02 -404 -100 -284 -100 2.KDTM 3.107 1.976 1.679 881 1.191 -1.131 -36,40 -297 -15,03 310 35,19 3.KD Khác 1.497 1.336 783 491 794 -161 -10,75 -553 -41,39 303 61,71

31

Dựa vào bảng số liệu 4.2 ta thấy, năm 2013 đƣợc đánh giá là năm bắt đầu trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế của Chính phủ, có thể nói điểm nhấn trong năm 2013 là mặt bằng lãi suất cho vay giảm liên tục, phù hợp với xu hƣớng giảm của trần lãi suất tiền gửi. Điều này có tác dụng kích cầu tích cực, làm nhu cầu vốn tăng lên theo đà giảm của lãi suất, từ đó DSCV của Chi nhánh tăng lên, nhất là trong mảng cho vay KDTM tăng trên 263% so với 2012, CVTD tăng 226,83% và hoạt động cho vay khác bao gồm cho vay bên ngành nghề Xây dựng, đóng tàu, vận tải,… Cũng tăng 83,65%.

Qua đó ta thấy xu hƣớng cho vay của Ngân hàng chủ yếu tập trung trong mảng cho vay Kinh doanh thƣơng mại. Do TP. Cần Thơ là trung tâm kinh tế của khu vực Tây Nam Bộ nên việc phát triển công nghiệp và cơ sở sản xuất hàng hóa phát triển, kéo theo đó nhu cầu vốn cho lĩnh vực KDTM trên địa bàn ngày càng tăng làm cho DSCV tăng lên. Về mảng CVTD trong năm 2013, SeABank cần Thơ liên tục đƣa ra các chƣơng trình cho vay mua ô tô, cho vay mua nhà đất, cho vay du học trọn gói,…với lãi suất ƣu đãi trong khoảng từ 13 – 15%/năm. Mặc dù tăng trƣởng với tốc độ rất cao, nhƣng tổng doanh số cho vay tiêu dùng trong năm 2013 chỉ đạt 4.556 triệu đồng chỉ chiếm 9% trong tổng DSCV. Nguyên nhân do cho vay tiêu dùng thƣờng có thời gian vay là trung - dài hạn và khoản vay thƣờng giải ngân với số tiền thấp, nên trƣớc năm 2013 SeABank Cần Thơ chỉ tập trung các khoản vay Kinh doanh thƣơng mại với các món vay lớn đem lại lợi nhuận cao. Nhƣng gần đây do tình hình kinh tế khó khăn kéo dài, cho vay tiêu dùng thƣờng có lãi suất cao và ổn định nên Ngân hàng đang chuyển hƣớng sang cho vay tiêu dùng nhằm hạng chế rủi ro và tăng thu nhập.

Doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2014 đạt 29.662 triệu đồng tăng 29,74% so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2013. Trong đó cho vay tiêu dùng, cho vay kinh doanh thƣơng mại và cho vay khác đều tăng và tăng cao nhất là cho vay kinh doanh thƣơng mại lên đến 33,38%. Nguyên nhân là do mặt bằng lãi suất cho vay thấp đặt biệt trong cho vay tiêu dùng, SeABank Cần Thơ áp dụng mức lãi suất ƣu đãi khi vay mua ôtô trong 06 tháng đầu tiên chỉ với lãi suất 1,5%/năm và 7%/năm (nguồn từ phòng khách hàng cá nhân cung cấp) thời hạn còn lại của khoản vay đã thu hút đƣợc nhiều sự chú ý của khách hàng.

Bên cạnh đó từ đầu năm 2014, nhằm hỗ trợ thúc đẩy kinh tế tháo gỡ khó khăn cho các DN và các hộ sản xuất kinh doanh dễ tiếp cận nguồn vốn, NH TMCP Đông Nam Á chi nhánh Cần Thơ đã triển khai hơn 10 gói nguồn vốn cho vay với lãi suất ƣu đãi trị giá 40.450 triệu đồng vì thế Ngân hàng

32

cũng mở rộng cho vay đối với các khách hàng DN và hộ kinh doanh nhiều hơn. Cùng với điều kiện kinh tế đang hồi phục, lãi suất bình ổn và giảm so với năm trƣớc, các khách hàng cá nhân cũng có nhu cầu đi vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mở rộng kinh doanh góp phần làm cho doanh số cho vay tăng. Đây cũng là lý do doanh số cho vay sáu tháng đầu năm 2014 tăng so với cùng kỳ năm 2013.

Nhìn chung DSCV 06 tháng đầu năm 2014 cao hơn cùng kỳ năm 2013 tăng tƣơng đƣơng 29,74%. DSCV trong các lĩnh vực đều tăng, đó số lƣợng giải ngân trong lĩnh vực kinh doanh thƣơng mại tăng cao nhất và tăng 33,38%. Kết quả này có đƣợc là do trong những năm qua, ngân hàng đã có chính sách mở rộng tín dụng thu hút khách hàng. Bên cạnh đó, theo sự điều hành của NHNN thì lãi suất cho vay của toàn hệ thống ngân hàng đều giảm. Đặc biệt trong năm 2014, lãi suất cho vay giảm mạnh từ 3-8%/năm (Nguồn từ

phòng khách cá nhân của SeABank chi nhánh cần Thơ).

b) Nhận xét về doanh số thu nợ

Doanh số thu nợ là con số đƣợc ngân hàng chú trọng đi đôi với doanh số cho vay, phản ánh các khoản mà ngân hàng cho vay ra và thu hồi về đƣợc trong một thời điểm nhất định. Qua 3 năm, DSTN giảm liên tục qua các năm với tỷ lệ biến động khá cao. Cụ thể, năm 2011 đạt 174.817 triệu đồng con số này rất cao so với 2012. Nguyên nhân là do năm 2011 SeABank chi nhánh Cần Thơ chủ yếu tập trung thu hồi nợ của khách hàng bao gồm các khoản nợ đến hạn đang chở sử lý và các khoản nợ phải cần phải thanh lý tài sản để thu nợ vì khách hàng không có khả năng trả đƣợc nợ.

Doanh số thu nợ năm qua các năm giảm liên tục. Phần lớn doanh số cho vay của Ngân hàng chủ yếu tập trung theo ngành nghề kinh doanh thƣơng mại. Do đó tỷ trọng doanh số thu nợ của nhóm này cung rất cao chiếm trung bình trên 85,8% trong tổng doanh số thu nợ. Bên cạnh đó, doanh số thu nợ trong lĩnh vực tiêu dùng và các khoản cho vay khác cũng giảm điều, nguyên nhân là do DSCV giảm mạnh trong năm 2012 và một số các khoản vay đã đƣợc thu hồi trong những năm trƣớc.

Về công tác thu nợ 06 tháng 2014 có dấu hiệu đƣợc nâng lên từ 35.779 triệu đồng cùng kỳ 06 tháng 2013 lên 35.930 triệu đồng. Trong đó, thu nợ cho vay tiêu dùng đóng góp đƣợc tăng hơn 98% và cho vay khác tăng 6,79%. Chứng tỏ hiệu quả của công tác thu nợ đã có sự chuyển biến tích cực hơn trong năm 2014 ở hai lĩnh vực này. Do phần lớn các khoản cho vay đã tới hạn Ngân hàng thu nợ đƣợc. Nhƣng trong lĩnh vực cho vay kinh doanh thƣơng mại

33

công tác thu hồi nợ lại giảm, nhƣng tỷ trong thu nợ của lĩnh vực này lại chiếm trên 80% cao nhất trên tổng DSTN của 06 tháng đầu năm 2014. Do doanh số cho vay các năm trƣớc chủ yếu trong lĩnh vực KDTM và danh số thu nợ giảm do một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh trong hoàn cảnh hiện tai và một phần các khoản nợ chƣa đến hạn.

c) Nhận xét về dư nợ

Tăng trƣởng dƣ nợ mỗi năm là việc các NHTM rất quan tâm. Cũng nhƣ các chỉ tiêu khác, dƣ nợ qua 3 năm của Chi nhánh cũng có sự tăng giảm không ổn định nhƣng có xu hƣớng tăng. So với 2011, chỉ tiêu này trong năm 2012 đạt 61.762 triệu đồng, giảm 37.514 triệu đồng. Nhìn chung, chỉ có dƣ nợ theo lĩnh vực kinh doanh thƣơng mại cũng chiếm cao nhất trên 84% qua các năm. Trong năm 2012 cơ cấu dƣ nợ cho vay tiêu dùng tăng giảm trên 52% so với 2011, do đầu năm 2012 Ngân hàng doanh số cho vay tiêu dùng của Ngân hàng nhỏ hơn doanh sô thu nợ và chỉ đạt 1.394 triệu đồng, nhƣng doanh số thu nợ đạt 3.405 triệu đồng, làm cho dƣ nọ giảm.

Do nền kinh tế nƣớc ta trong năm 2011 vẫn duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng khoảng 6%, nhƣng lạm phát vẫn ở mức cao, hàng hóa chậm tiêu thụ, đời sống ngƣời dân còn nhiều khó khăn. Do đó, trong năm 2012, NHNN khuyến khích giảm mặt bằng lãi suất chung đi đôi với việc đều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng và linh hoạt nhằm ổn định thị trƣờng tiền tệ, đảm bảo khả năng thanh khoản của các TCTD. Từ đó, Ngân hàng cũng thận trọng hơn trong việc duy trì một mức dƣ nợ tối ƣu, vừa đảm bảo có đƣợc lợi nhuận vừa giảm thiểu rủi ro nên dƣ nợ trong năm có xu hƣớng giảm so với cùng kì năm trƣớc. Bởi lẽ, việc tăng trƣởng dƣ nợ phải đi đôi với vấn đề về rủi ro tín dụng. Có nhƣ vậy, NH mới có thể tối đa hóa đƣợc lợi nhuận.

Sau sự thận trọng trong việc duy trì dƣ nợ ở mức thấp, dƣ nợ của Chi nhánh tăng trƣởng trở lại nhƣng không đáng kể trong năm 2013 đạt 65.730 triệu đồng, tăng tƣơng đƣơng 6,42% so với năm 2012. Điều này nhờ vào việc đẩy mạnh thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi hơn cho các DN phát triển SXKD của Chính phủ. Dễ thấy là việc gia hạn 06 tháng thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng đối với số thuế phải nộp của tháng 1, tháng 2, tháng 3 năm 2013 đối với các DN quy mô nhỏ và vừa, đầu tƣ - kinh doanh nhà ở, DN sản xuất các mặt hàng sắt, thép, xi măng,…Nhận đƣợc sự đồng cảm và giúp đỡ từ Chính phủ tạo thêm niềm tin và động lực cho các DN hăng hái sản xuất, mở rộng quy mô. Đây cũng là tín hiệu tốt của thị trƣờng trong việc hấp thụ vốn vay ngân hàng, giúp kinh tế hàng hóa lƣu thông và phát triển. Hơn nữa, trong khoảng 5 năm trở lại đây, từ khi Cần Thơ trở thành đô thị loại I trực

34

thuộc Trung ƣơng (theo Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24-6-2009 của Thủ tƣớng Chính phủ) thì thành phố trẻ này đã có những bƣớc chuyển mình đáng khích lệ, với quyết tâm và nỗ lực sớm khẳng định vai trò là đô thị trung tâm, là động lực phát triển của vùng ĐBSCL đã thu hút nhiều sự quan tâm của giới đầu tƣ trong mọi lĩnh vực. Từ đó, nhu cầu vốn ở địa phƣơng cũng tăng lên, NH có thêm nhiều KH để phát triển mối quan hệ làm dƣ nợ trong năm cũng tăng lên song hành cùng với DSCV.

Dự vào bảng số liệu ta thấy, con số dƣ nợ 06 tháng đầu năm 2014 tăng 21,73% so với cùng kỳ, dƣ nợ tăng chủ yếu là do DSCV có tốc độ tăng lớn hơn DSTN. Trong đó dƣ nợ trong lĩnh vực cho vay kinh doanh thƣơng mại tăng 21,16% và chiếm 84,4% trên tổng dƣ nợ. Vì trên địa bàn thành phố Cần Thơ chủ yếu là kinh doanh vì thế nhu cầu vay vốn kinh doanh là thƣờng xuyên và cần thiết. Khách hàng chủ yếu là doanh nghiệp, cá nhân và hộ gia đình vì thế dƣ nợ trong lĩnh vực này chiếm tỷ trọng cao và tăng liên tục qua các năm. Ngoài ra Cần Thơ là một trong những trung tâm kinh tế tài chính của ĐBSCL vì thế ngành này cũng rất phát triển.

d) Nợ quá hạn

Tình hình nợ quá hạn của ngân hàng qua 3 năm giảm liên tục. Do Ngân hàng đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, thực hiện nhiều chính sách nhằm theo dõi và kịp thời xử lý các khoản nợ đến hạn, thông báo và đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn nên nợ quá hạn qua các năm giảm. Tuy nhiên, sang 6 tháng đầu năm 2014, nhận thấy tình hình nợ có dấu hiệu tăng, do từ năm 2013 trở lại đây Ngân hàng đẩy mạnh công tác cho vay, bằng chứng là DSTN tăng trong năm 2013 và cả 6 tháng 2014 và có một số cán bộ theo dõi nợ không tích cực nên công tác kiểm soát và xử lý nợ gặp nhiều khó khăn khiến cho nợ quá hạn của Ngân hàng tăng lên.

e) Nhận xét về nợ xấu

Tài chính - Ngân hàng đƣợc đánh giá là một trong những ngành nghề kinh doanh chứa đựng nhiều rủi ro nhất, trong đó rủi ro tín dụng là rủi ro đƣợc quan tâm không chỉ từ chính NH mà còn đƣợc NHNN theo dõi sát sao. Nợ quá

Một phần của tài liệu đánh giá hoat ̣ động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á chi nhánh cần thơ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)