thái quá đã tạo ra nhiều bè phái trong triều đình phong kiến và các cuộc đấu tranh bè phái diễn ra khốc liệt hơn hẳn các nước Đông Á. (LXC)
Với ý thứ hai, dẫu quan hệ trong khu dân cư không chặt chẽ mật thiết như
quan hệ làng xã truyền thống, quan hệ xã hội phức tạp hơn, rộng lớn hơn so với xưa kia, nhưng các tổ chức thiện nguyện được đông đảo mọi người tham gia và làm tốt hơn, bài bản hơn trong việc giúp đỡ cộng đồng khi gặp khó khăn. Tinh thần vì cộng đồng, giúp đỡ người khác trong hoàn cảnh khó khăn càng được nêu cao khi xuất hiện các gia đình đa văn hóa ở Hàn Quốc.21
4.2. Ảnh hưởng tiêu cực
(1) Lễ giáo, lễ nghi đã có phần biến đổi và phát huy tốt trong văn hóa cộng
đồng đô thị hiện đại, nhưng sự thái quá của nó vẫn tồn tại trong hành vi ứng xử của một số người, đặc biệt là trong nhà trường thì mang tính tiêu cực nhiều hơn, gây nên những nỗi bức xúc trong phụ huynh học sinh hiện nay, dẫn đến những cuộc biểu tình của phụ huynh chống bạo lực học đường, ảnh hưởng xấu tới xã hội Hàn Quốc. Tôn sư trọng đạo là nét đẹp trong văn hóa giáo dục ở Hàn Quốc, nhưng trong xã hội hiện đại, người thày dựa vào điều đó mà vẫn có những hành vi thô bạo, đánh đập học trò như thời xưa là không phù hợp với xã hội Hàn Quốc đã thực thi dân chủ hóa. Những học sinh khóa trên (tiền bối) vẫn bắt học sinh khóa dưới (hậu bối) phải cúi chào theo lễ nghĩ xưa, thậm chí mắng, tát là những điều cần phải hạn chế, thay đổi.
(2) Khái niệm Hiếu là hành vi ứng xử, đạo lý của con cái trong việc quan tâm, nuôi dưỡng cha mẹ già với tấm lòng thành kính. Giá trị này cũng được nhấn mạnh là thuần phong mỹ tục cao đẹp, đặc trưng của Hàn Quốc.22 Song, có một thực tế là tuổi thọ của người Hàn Quốc tăng lên, cộng thêm sự phát triển của y học tiên tiến, số lượng người già yếu cần được chăm sóc, phụng dưỡng đặc biệt đã trở