năm trong lịch sử phong kiến Hàn Quốc. Tới xã hội hiện đại Hàn Quốc, mặc dù chế độ danh phận đã chấm dứt, thay vào đó là chế độ dân chủ, nhưng tâm lý này vẫn không mất đi. Nhiều cá nhân, gia đình, dòng họ đã làm ăn phát đạt, kinh tế khá giả, giàu có và họ muốn hướng tới một sự danh giá về thân phận, dòng họ, muốn thay đổi phong cách sinh hoạt theo phong cách Yang ban. Sự xuất thân hèn kém của họ tộc làm ảnh hưởng tới quan hệ xã hội hiện tại của họ, ảnh hưởng tới con cái trong việc hôn nhân, quan trọng hơn cả là tính thể diện đã thôi thúc họ muốn biên soạn lại gia phả, thực chất là ngụy tạo, tức là làm giả gia phả. Hiện tượng này đã khá phổ biến ở Hàn Quốc từ cuối thế kỷ XX cho đến ngày nay. “Tuy chế độ thân phận trong truyền thống đã bị bãi bỏ hơn 100 năm rồi nhưng văn hóa Yang ban – một trong những phương thức sinh hoạt quan trọng của truyền thống vẫn đang hòa cùng nhịp thở với xã hội hiện đại”.25
Biên sọan gia phả là ghi chép họ, tên húy, tên tự, tên hiệu, ngày giỗ, công
đức của ông bà, tổ tiên và vị trí phần mộ của một gia đình hay dòng họ. Ở khu vực
Đông Á, ở Hàn Quốc cũng như ở Việt Nam, việc biên sọan gia phả còn được xem là một cách ghi nhớ công ơn tổ tiên, gây dựng lòng tự hào trong dòng tộc, khuyến khích các thế hệ con cháu coi đó làm gương để học tập, phấn đấu. Chính giá trị đó khiến điều này đã và đang phát triển trở lại trong xã hội hiện đại. Có điều, việc biên sọan gia phả không nghiêm túc, không chân thực, ngụy tạo mới là điều mà dư
luận lên án và mang tính tiêu cực.
Kết luận
(1) Nho giáo từ Trung Quốc du nhập vào Hàn Quốc và từng bước khẳng
định vị thế của mình, đến đầu thế kỷ XV, Nho giáo đã thay thế Phật giáo, khẳng
định địa vịđộc tôn, trở thành quốc giáo của triều đại Chosun. Nho giáo đã thể hiện