tốt ưu điểm của mình là mang tính thực tế cao, đề cập trực tiếp tới hiện thực, tới sự
phát triển của gia đình, cộng đồng làng xã và nhà nước phong kiến. Chính ưu điểm
đó đã khiến cho xã hội Choseon phát triển thịnh vượng, đặc biệt là vào thế kỷ XV, XVI. Song, nhược điểm của nó đã bộc lộ rõ vào thế kỷ XVII, XVIII với sự bảo thủ, cứng nhắc trong thực tiễn và khuôn sáo về lý luận, chính vì vậy mà Thực học ở
Hàn Quốc đã trỗi dậy và công kích mạnh vào những điểm yếu đó. Nói như trên có nghĩa là ngay trong thời kỳ bản thân Nho giáo được đề cao và phát triển thì đã xuất hiện rõ cả ưu điểm và nhược điểm cố hữu.
(2) Nho giáo không còn là tư tưởng chính thống sau khi triều đại phong kiến cuối cùng ở Hàn Quốc chấm dứt nhưng các giá trị của nó vẫn tồn tại và ảnh hưởng không nhỏ tới xã hội Hàn Quốc thời hiện đại. Những ảnh hưởng tích cực của nó tới hầu hết mọi khía cạnh, mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó, đối với văn hóa gia
đình, văn hóa giáo dục, văn hóa công ty, văn hóa cộng đồng là rõ nét nhất, tập trung nhất và nó sẽ được lưu giữ lâu dài ở Hàn Quốc, trong khi đó, ảnh hưởng tiêu cực không phải không có nhưng mờ nhạt hơn, tản mạn hơn.
(3) Ảnh hưởng đậm nét mang tính tích cực đối với cả bốn vấn đề văn hóa nêu trên là văn hóa tôn ti, trật tự trên dưới, tôn sư trọng đạo, tinh thần hiếu học, văn hóa ứng xử trong quan hệ gia đình và xã hội, giáo dục và phát huy lòng trung thành, tính trung thực.
Đạo Hiếu tiếp tục được phát huy ở cả Tiểu Hiếu và Đại Hiếu. Sự thể hiện không chỉ trong gia đình mà đã mở rộng ra toàn xã hội, không chỉ đối với cha mẹ
còn sống mà còn đối với tổ tiên đã khuất. Những nét tốt đẹp của chữ Tín và Nghĩa cũng có những ảnh hưởng tích cực tương tự. Nó thể hiện rõ trong văn hóa công ty, văn hóa cộng đồng. Những điều đó đã tạo cho văn hóa – xã hội Hàn Quốc vừa mang phong cách hiện đại vừa đậm nét truyền thống, tạo nên một sự hài hòa của riêng đất nước và con người Hàn Quốc.
(4) Những ảnh hưởng tiêu cực như tính gia trưởng, trọng nam khinh nữ; sự
chân tay; sự thái quá trong tư tưởng trọng danh, giữ thể diện, cách ứng xử trịch thượng; coi phụng dưỡng cha mẹ là gánh nặng tài chính và thời gian trông nom, săn sóc; ngụy tạo gia phả nhằm phục vụ mục đích cá nhân không trong sáng đã tác
động không nhỏ theo chiều hướng xấu tới văn hóa Hàn Quốc thời hiện đại. Điều đó
đã làm mờ đi hình ảnh quốc gia, gây ấn tượng xấu đối với người nước ngoài, nhất là người phương Tây. Những ảnh hưởng tiêu cực này đang có chiều hướng gia tăng khi xã hội Hàn Quốc ngày càng nhiều người nước ngoài, chủ yếu ở Đông Á nhập cư, nhất là người lao động nước ngoài, phụ nữ nữ nước ngoài lấy chồng Hàn Quốc. Tóm lại, giá trị truyền thống, giá trị Nho giáo được tạo dựng hàng nghìn năm
ở Hàn Quốc vẫn tiếp tục đồng hành với con người Hàn Quốc, văn hóa Hàn Quốc. Cuộc đồng hành này sẽ còn tiếp tục và lâu dài, sẽ mãi mãi tiềm ẩn trong tâm thức con người Hàn Quốc. Nó chỉ biến đổi theo từng thời kỳ, từng giai đoạn cụ thể mà thôi. Người Hàn Quốc ngày càng nhận thức sâu sắc hơn về sự tiếp nối từ truyền thống đến hiện tại, hiện tại hôm nay là truyền thống của ngày mai, kế thừa và phát huy là cặp phạm trù không thể tách rời. Văn hóa Hàn Quốc thời hiện đại là sự kết hợp hài hòa giữa các giá trị, trong đó, giá trị của Nho giáo là một trong những giá trị cốt lõi. Họ sẽ tiếp tục phát huy và xây dựng được hình ảnh đất nước năng động và tốt đẹp đối với thế giới!
Tài liệu tham khảo
1. Ngô Xuân Bình – Phạm Quý Long (đồng chủ biên): Hàn Quốc trên đường phát triển; Bài: Tìm hiểu một vài khía cạnh về văn hóa truyền thống Hàn Quốc (Lý Xuân Chung viết); Nxb. Thống kê – Hà nội năm 2000.
2. Trần Thị Thu Lương; Đặc trưng văn hóa Hàn Quốc từ truyền thống đến hiện đại; Nxb Tổng hợp Tp HCM 2011.
3. Ngô Xuân Bình (Chủ biên): Những vấn đề xã hội của Hàn Quốc; Nxb.LĐXH 2007.
4. Byung – NakSong: Kinh tế Hàn Quốc đang trỗi dậy; Nxb Thống kê 2002. 5. Đại học Quốc gia Seoul: Xã hội Hàn Quốc hiện đại; Nxb. ĐHQG Hà nội 2008.
6. Đại học Quốc gia Seoul: Lịch sử Hàn Quốc; Nxb.ĐHQG Hà nội 2005. 7. Chu Hy: Tứ thủ tập chú; Nxb Văn hóa thông tin 1999.
8. Kim Seong Beom, Kim Sang Ho, Đào Vũ Vũ: Dẫn nhập lịch sử tư tưởng Hàn Quốc; Nxb.KHXH 2011.
9. Nguyễn Thanh Bình: Học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo; Nxb. Chính trị Quốc gia 2007.
10. Lý Xuân Chung; Tìm hiểu vấn đề Nho giáo du nhập vào Hàn Quốc, T/c Nghiên cứu ĐBÁ số 3 (33) tháng 6 – 2001.
11. Lý Xuân Chung; Về sự phát triển của Nho giáo Koryo (918 – 1392); số 4 (40) tháng 8 – 2002.
12. Lê Thị Thu Giang; Ý thức gia đình Nho giáo trong cách suy nghĩ của người Hàn Quốc; T/c Nghiên cứu ĐBÁ số 6 (48), tháng 12 – 2003.
13. Nguyễn Văn Hồng; Nhận thức về giá trị văn hóa Nho giáo truyền thống Hàn Quốc với xã hội hiện đại; T/c Nghiên cứu ĐBÁ số 3 (45), tháng 6 – 2003.
14. Lý Xuân Chung; Nét văn hóa ở công ty Hàn Quốc: Tìm hiểu và suy ngẫm; số 7 (67), tháng 9 – 2006.
15. Nguyễn Bá Thành (chủ biên); Tương đồng văn hoá Hàn Quốc-Việt Nam, Nxb Văn hoá, 2002.
16. Lee Ha-be: Xã hội hóa những tính chất của Nho giáo: Phép biến đổi của phân ly và kết hợp; Nxb.Sim San, Hàn Quốc, 2009.
17. Choe Je-mok: Đối thoại giữa Nho giáo và hiện đại; Nxb. Hakjin, Hàn Quốc, 2004.
18. Hwang Ui-dong: Đối thoại giữa Nho giáo và hiện đại; Nxb. YeMun, Hàn Quốc, 2002.
19. Ủy ban biên soạn quốc gia: Sự biến đổi của cuộc sống và tự do mang tính Nho giáo; Nxb. Du San Dong A, Hàn Quốc, 2009.
20. Keum Jang-tae; Tìm hiểu Nho giáo Hàn Quốc, Nxb Văn hoá dân tộc; Seoul; 1989.