Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ hàng maymặc

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh tiêu thụ hàng may mặc của công ty TNHH foremart việt nam (Trang 55)

Công ty TNHH Foremart Việt Nam giai đoạn 2010 - 2014

Kết quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong thời gian qua chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố sau:

2.2.2.1. Nhân tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ hàng may mặc tại Công ty

a.Các nhân tố thuộc quốc gia nhập khẩu

* Điều kiện văn hóa xã hội

Công ty TNHH Foremart Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Mỹ, EU, Nhật… đây cũng là các quốc gia khá khó tính đối với hàng may mặc. Mỹ là một thị trường lớn, người dân Mỹ yêu cầu tương đối cao đối với hàng may mặc cả về kiểu dáng và chất lượng. Hơn nữa, người tiêu dùng Mỹ rất quan tâm tới hàng hóa đảm bảo chất lượng và thân thiện với môi trường nên hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ phải được bên thứ ba chứng nhận tuân thủ các quy định về an toàn sản phẩm. Cụ thể là hàng may mặc phải được xét nghiệm tính dễ cháy, các hóa chất độc hại… Đây là một khó khăn cho Công ty khi muốn mở rộng thị trường xuất khẩu của mình sang các quốc gia này. Đó là lý do vì sao, kim ngạch xuât khẩu hàng may mặc của Công ty sang quốc gia này trong giai đoạn vừa rồi chiếm tỷ trọng nhỏ so với các thị trường khác.

* Điều kiện chính trị - pháp luật

Khi xuất khẩu vào bất kì quốc gia nào thì các nhà xuất khẩu đều phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định luật pháp của quốc gia đó, do đó pháp luật tại các quốc gia nhập khẩu là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xuất khẩu của các công ty. Tại Mỹ, có đạo luật về cải thiện an toàn sản phẩm về tiêu dùng (CPSIA), đây là một đạo luật khá nghiêm khắc về đảm bảo tính an toàn sản phẩm tiêu dùng, chỉ một lỗi nhỏ trong sản xuất sản phẩm đó sẽ bị trả về nước xuất xứ và có thể bị hủy hoặc phải chịu mức phạt cao từ các cơ quan có thẩm quyền. Hay tại thị trường các nước EU, EU cũng đã đưa ra khá nhiều các quy định đối với hàng may mặc nhập khẩu. Đó là các quy định về nhãn mác, bao bì đóng gói, vận tải, kênh phân phối,... Đồng

thời các quốc gia xuất khẩu còn phải tuân theo các tập quán thương mại ở quốc gia này như: Trả lời thư từ giao dịch ngay trong ngày, giao hàng đúng hạn, giao hàng đúng mẫu hay đúng quy cách thỏa thuận… Tất cả những đạo luật tại các thị trường có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của các công ty xuất khẩu, đó là một rào cản, khó khăn lớn đối với các công ty trong đó có cả Công ty TNHH Foremart Việt Nam khi đem sản phẩm của mình xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ và EU.

* Môi trường cạnh tranh

Mỹ, Nhật hay EU đều là các thị trường lớn, tiềm năng nên thu hút rất nhiều các nhà xuất khẩu, đặc biệt là đối với hàng may mặc. Do vậy, đây là những thị trường có tính cạnh tranh cao. Trên những thị trường này, các đối thủ cạnh tranh tới từ các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh... có lợi thế rất lớn về giá cả, chất lượng, chủng loại, mẫu mã hàng may mặc xuất khẩu. Đó là một khó khăn cho Công ty khi xuất khẩu sản phẩm may mặc của mình sang các thị trường này. Nhưng đồng thời, áp lực cạnh tranh cao như vậy đòi hỏi Công ty phải liên tục đổi mới sản phẩm, có tầm nhìn, chiến lược kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh. Do vậy môi trường cạnh tranh có ảnh hưởng tới chiến lược xuất khẩu của các công ty. Vì vậy đòi hỏi Công ty TNHH Foremart Việt Nam cần phải có chiến lược cạnh tranh phù hợp để có được vị thế tại các thị trường trên.

b. Các nhân tố thuộc môi trường Việt Nam * Môi trường kinh tế

Là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đóng trên địa bàn huyện Ân Thi - tỉnh Hưng Yên, Công ty gặp nhiều thuận lợi trong môi trường kinh tế mở của cả nước nói chung và của tỉnh Hưng Yên nói riêng giai đoạn 2010 - 2014. Chủ trương của tỉnh luôn quan tâm thu hút đầu tư nước ngoài, do vậy Công ty được tạo nhiều điều kiện tốt để hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty đã tận dụng được lợi thế nguồn nhân lực dồi dào của Việt Nam, giá nhân công rẻ so với các nước trong khu vực nên chủ trương của Công ty là sẽ mở rộng thị trường trong những năm tới. Mặt khác các thị trường: Công nghệ, lao động, vốn, chứng khoán… của Việt Nam trong giai đoạn này cũng đang được hình thành một cách đồng bộ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty mở rộng thị trường xuất khẩu hàng may mặc trong những năm tới. Tuy nhiên, hiện nay, nền kinh tế đang phát triển, thu nhập bình quân 2.200 USD/ người/ năm, với mức chi tiêu cho may mặc chiếm 6%-10% thì số lượng khách hàng tiếp cận và sử dụng hàng may mặc của công ty thập vì giá cả các mặt hàng của công ty giao động từ 1 triệu - 5 triệu đồng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty tại thị trường trong nước.

* Môi trường thiết bị công nghệ

Hiện tại, một số máy móc và thiết bị của Công ty đã cũ. Vì vậy, việc đầu tư vào dây chuyền công nghệ mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng cũng như số lượng của sản phẩm là vô cùng quan trọng. Nhờ thị trường khoa học công nghệ đang được hình thành và ngày càng phát triển tại Việt Nam nên Công ty TNHH Foremart Việt Nam sẽ có điều kiện thuận lợi, nhiều cơ hội đầu tư và đổi mới máy móc, cải tiến dây chuyền sản xuất với những thủ tục mua bán dễ hơn.

* Môi trường pháp luật - chính trị

Việc kinh doanh cũng như mọi hoạt động khác nếu tuân thủ đúng pháp luật và các quy định có liên quan tới quá trình kinh doanh thì mới có thể thu được kết quả và mục tiêu mong muốn. Với đặc thù là một doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài nên việc am hiểu luật pháp hành lang pháp lý của Việt Nam là vô cùng quan trọng,

quyết định tới sự tồn tại của Công ty. Và với môi trường pháp luật đảm bảo và chính trị ổn định như ở Việt Nam đã là một điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh và mở rộng thị trường xuất khẩu của Công ty trong tương lai.

* Môi trường văn hóa - xã hội

Hưng Yên là một tỉnh đồng bằng đông dân nên có nguồn nhân lực dồi dào, chí phí cho nhân lực lại không lớn. Do đó, đây là điều kiện thuận lợi cho Công ty khi tuyển dụng nhân lực. Tuy nhiên, nguồn nhân lực trình độ cao của địa phương còn hạn chế, mà Công ty luôn ưu tiên tuyển lao động tại địa phương nhằm tạo điều kiện việc làm ổn định cho người dân nên đây cũng là một khó khăn cho công ty trong việc tuyển dụng nguồn nhân lực trình độ cao.

* Môi trường tự nhiên

Công ty nằm ở vị trí thông thoáng nên thuận lợi cho việc vận chuyển từ các nhà cung cấp luôn nhanh chóng, kịp thời, tránh được lãng phí về công tác vận chuyển: Lưu kho, xăng dầu, nhân lực. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, Việt Nam nói chung và tỉnh Hưng Yên nói riêng đều có nhưng quy định về bảo vệ môi trường, đặc biệt là đôi với các khu công nghiệp, do vậy yêu cầu Công ty cần lưu ý tới vấn đề bảo vệ môi trường.

* Các nhân tố thuộc môi trường tác nghiệp:

Các khách hàng nhập khẩu có yêu cầu về hàng hóa rất cao. Nếu một sản bị mắc một lỗi dù nhỏ thì cả lô hàng sẽ bị trả lại. Như vậy, rủi ro rất cao. Hàng hóa bị vận chuyển mất thời gian, tốn chi phí lưu kho bãi làm ảnh hưởng đến hiệu quả của doanh nghiệp. Mặt khác, hàng hóa khi xuất khẩu cũng chịu rủi ro khi gặp thiên tai(hàng hóa bị mất, hàng bị chuyển đến chậm hơn so với thời gian trong hợp đồng) hoặc các tình huống xấu, nếu nhà nhập khẩu không thông cảm hoặc trong hợp đồng không quy định về vấn đề này thì người nhập khẩu sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm, như vậy sẽ rất khó khăn cho doanh nghiệp trong tình huống này. Một rủi ro không hề nhỏ đó là nhà nhập khẩu không có khả năng thanh toán, việc thu hồi nợ của Công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Đây là trường hợp mà không ít doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam gặp phải.

Khách hàng mới, tiềm năng việc thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp tương đối khó. Thu nhập người Việt Nam nhìn chung là thấp, giá cả sản phẩm các hàng hóa của Công ty có giá trung bình đến cao. Như vậy, xét về khả năng mua, thì có một bộ phận không nhỏ những người có mức thu nhập thấp không dùng sản phẩm của Công ty. Các sản phẩm của Công ty chỉ có thể được tiêu thụ bởi những khách hàng có mức thu nhập khá trở lên. Đây là một điều bất lợi cho doanh nghiệp.

Thị yếu, tập quán người tiêu dùng: Khu vực phía Bắc, hàng hóa may mặc Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường. Người tiêu dùng thích các sản phẩm giá rẻ, mẫu mã phong phú đa dạng, phù hợp với sở thích của nhiều tầng lớp. Trong khi, các sản phẩm của Công ty chỉ đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận người đi làm, mẫu mã, chủng loại kém phong phú và khá kén người mua. Điều này giải thích vì sao trong năm 2014, doanh thu từ thị trường nội địa tương đối khiêm tốn.

Nhà cung cấp: Các mặt hàng của Công ty được sản xuất từ các nguyên vật liệu nhập khẩu 100% từ nước ngoài (Hàn Quốc). Đây là một bất lợi lớn vì nhà cung cấp ở xa, chất lượng nguyên vật liệu vận chuyển mất nhiều thời gian tốn nhiều chi phí đẩy giá thành sản phẩm lên cao. Mặt khác, việc phải nhập khẩu từ nguyên vật liệu từ nước ngoài, Công ty luôn bị động khi nhà cung cấp không đủ hàng hóa hoặc hàng hóa gặp rủi ro cao khi vận chuyển trong một quãng đường dài, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, có thể làm gián đoạn hoạt động này, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp khi không cung cấp hàng đúng thời hạn.

2.2.2.2. Nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng may mặc của Công ty giai đoạn 2010 - 2014

a. Đặc điểm về sản phẩm

Sản phẩm xuất khẩu chính của công ty là quần áo may mặc thông dụng bao gồm: Áo khoác, Jacket, bộ comple, quần âu, áo nữ, sơ mi... Trong đó Jacket là mặt hàng mũi nhọn truyền thống, chiếm khoảng 70% sản lượng của Công ty. Với các đơn hàng nhận may gia công, hầu hết các mẫu mã, thiết kế là do phía khách hàng nước ngoài cung cấp, Công ty nhận gia công sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Công ty luôn đảm bảo tiến độ, chất lượng sản phẩm gia công do vậy đã ký kết

được rất nhiều những đơn hàng khó, yêu cầu chất lượng cao. Các sản phẩm tự sản xuất để xuất khẩu liên tục được đổi mới để phù hợp với các xu hướng thời trang mới. Đội ngũ thiết kế sản phẩm của Công ty hoạt động theo hai hướng. Một là sáng tác theo ý tưởng của mình (có tham khảo các mẫu mốt đang thịnh hành trên thế giới). Hai là khai thác mẫu mốt thông qua các thông tin trên mạng (có tham khảo các mẫu thời trang tại thị trường của khách hàng nước đó để thiết kế ra các sản phẩm mới). Với việc luôn đảm bảo tiến độ, chất lượng, uy tín trên thị trường nước ngoài, do vậy sức tiêu thụ các sản phẩm của Công ty ngày càng tăng.

b. Đặc điểm lao động

Nguồn nhân lực là một yếu tố mang tính quyết định trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh ngiệp. Đồng thời, nó cũng là một trong những động lực quan trọng đảm bảo cho doanh nghiệp không ngừng phát triển và đứng vững trên thị trường. Ngành công nghiệp may mặc đòi hỏi phải có một lượng lớn lao động trực tiếp. Nắm rõ được điều này, Công ty TNHH Foremart Việt Nam rất chú trọng vào việc tuyển dụng lao động phổ thông có tay nghề cao. Thông qua theo dõi tình hình thực tế của các mặt hoạt động, lãnh đạo công ty đã có những thay đổi hợp lý hơn về cơ cấu lao động và có những chính sách tuyển dụng, khuyến khích người lao động.

Số lượng và cơ cấu nhân sự của Công ty trong những năm gần đây được phản ánh qua bảng số liệu sau (bảng 2.4)

Số lượng cán bộ công nhân viên có trình độ trên ĐH, ĐH và CĐ đều tăng qua các năm. Việc tăng lên này đảm bảo cho quá trình phát triển của Công ty, khi máy móc công nghệ hiện đại, người lao động phải có trình độ cao mới có thể đáp ứng được. Tuy nhiên, việc này cũng làm cho doanh nghiệp tăng chi phí tiền lương.

Do đặc thù của ngành công nghiệp may mặc đòi hỏi số lượng lao động trực tiếp lớn nên số lao động trực tiếp trong Công ty chiếm đa số. Số lượng lao động cả trực tiếp và lao động gián tiếp đều tăng qua các năm. Còn theo số lượng tương đối thì số lao động gián tiếp giảm qua các năm còn số lao động trực tiếp thì tăng qua các năm. Tiêu biểu năm 2011/2010, số lao động gián tiếp giảm 1,35% còn số lao động trực tiếp tăng 1,35%. Nguyên nhân chính là do số lượng đơn đặt hàng tăng, cần tuyển thêm nhiều lao động trực tiếp để thực hiện công việc.

Bảng 2.4: Bảng cơ cấu lao động của Công ty giai đoạn 2010 - 2014 Tiêu

thức

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Tổng số lao động 1100 100% 1520 100% 1910 100% 2120 100% 2540 100% Phân theo trình độ Trên ĐH 1 0,09 1 0,07 2 0,10 3 0,14 3 0,12 ĐH và CĐ 64 5,82 73 4,80 86 4,50 91 4,29 105 4,13 Trung cấp 41 3,72 55 3,62 69 3,61 75 3,54 89 3,50 CN bậc cao 253 23,00 361 23,75 461 24,1 521 24,58 629 24,76 CN khác 741 67,37 1030 67,76 1292 67,69 1430 67,45 1714 67,49

Phân theo đối tượng

LĐ trực tiếp 978 88,91 1372 90,26 1729 90,52 1923 90,70 2308 90,87 LĐ gián tiếp 122 11,09 148 9,74 181 9,48 197 9,30 232 9,13

Phân theo giới tính

nam 235 21,36 324 21,32 402 21,05 444 20,94 511 20,12 LĐ nữ 865 78,64 1196 78,68 1508 78,95 1676 79,06 2029 79,88

(Nguồn: Phòng Nhân sự - Công ty TNHH Foremart Việt Nam) Theo giới tính: Do đặc thù của công việc là đòi hỏi sự khéo tay, cẩn thận, không cần nhiều tới lao động cơ bắp nên lao động nữ trong công ty chiếm số lượng lớn hơn lao động nam. Nhìn một cách tổng quan thì số lượng lao động, cán bộ công nhân viên cả nam và nữ đều tăng qua các năm. Nhưng theo số liệu tương đối thì số

lao động nam giảm qua các năm còn số lao động nữ tăng qua các năm. Điển hình năm 2014/2013 số lao động nam giảm 0,82% so với cùng kỳ năm 2013, số lượng công nhân viên nữ tăng tương đối là 0,82%.

- Việt Nam là một nước có nguồn lao động giá rẻ dồi dào nên với việc tuyển dụng như trên đã mang lại thuận lợi cho Công ty. Công ty sẽ không phải tốn nhiều công sức và chi phí để tuyển dụng lao động. Đây là một lợi thế cho Công ty để tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm may mặc, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của Công ty.

- Công ty có một lực lượng lao động trực tiếp dồi dào, tay nghề cao. Đội ngũ lao động trực tiếp là nhân tố cực kỳ quan trọng trong ngành công nghiệp may mặc. Do vậy, Công ty luôn duy trì và phát triển được đội ngũ lao động trực tiếp ổn định qua các năm là một thế mạnh lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh tiêu thụ hàng may mặc của công ty TNHH foremart việt nam (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w