Ngành Dệt may Việt Nam sau hơn 20 năm liên tục phát triển với tỷ lệ tăng trưởng bình quân 15%/năm đến nay đã vươn lên trở thành ngành kinh tế hàng đầu cả nước, với kim ngạch xuất khẩu đóng góp từ 10%-15% GDP hàng năm. Việt Nam hiện là một trong 05 nhà xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới với thị phần 4%-5%. Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Hoa Kỳ, EU và Nhật (chiếm trên 75% kim ngạch xuất khẩu hàng năm) với các sản phẩm may mặc chủ yếu là các sản phẩm may mặc cho phân khúc thị trường cấp trung và thấp. Mặt hàng may mặc xuất khẩu chủ yếu là Áo jacket, quần nam nữ, áo suit nam, nữ.
Theo số liệu của Hiệp hội dệt may Việt Nam VITAS cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của Việt Nam năm 2014 đạt 24,46 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2013. Các thị trường trọng điểm của ngành đều có sức tăng trưởng tốt.
Bảng 1.2: Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của các doanh nghiệp Việt Nam vào các thị trường chính
ĐVT: Tỷ USD 2010 2011 2012 2013 2014 Hoa Kỳ 6,12 6,87 7,43 8,61 9,78 EU 1,88 2,51 2,36 2,73 3,4 Nhật Bản 1,15 1,68 1,96 2,38 2,7 Hàn Quốc 0,72 1,19 1,30 1,64 2,4 Tổng cộng 9,87 11,06 11,75 15,36 18,28 (Nguồn: VITAS 12/2014)
Hiện nay mạng lưới xuất khẩu và marketing của các doanh nghiệp Việt Nam phụ thuộc vào các nhà buôn nước ngoài. Đây là điểm yếu lớn trong chuỗi giá trị Dệt may Việt Nam, hạn chế xâm nhập vào các khâu cao hơn trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu. Phần lớn các doanh nghiệp trong nước vẫn phải thông qua các nhà cung cấp khu vực để có các hợp đồng gia công, rất ít các doanh nghiệp có hợp đồng gia công trực tiếp từ các nhà bán lẻ. Một số khác thì thông qua văn phòng đại diện ở Việt Nam
của các thương hiệu nổi tiếng để cung cấp sản phẩm. Gần như không có sự tương tác trực tiếp giữa các doanh nghiệp dệt may Việt Nam và các nhà bán kẻ cuối cùng.
Về giá xuất khẩu các sản phẩm dệt may: Giá xuất khẩu các sản phẩm dệt may Việt Nam sang các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc thường cao hơn so với mức giá trung bình thế giới và so với các quốc gia xuất khẩu khác như Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ từ 15%-30%. Điều này là do chi phí cho nguyên phụ liệu, vận chuyển, lương tối thiểu tăng cao dẫn đến giá thành sản phẩm tăng lên. Trong khi đó, phần lớn sản phẩm dệt may được xuất khẩu từ Việt Nam là những sản phẩm cấp thấp và trung bình do công nghệ lạc hậu, trình độ người lao động thấp, thu nhập người dân chưa cao nên việc quan tâm đến các sản phẩm may mặc hạn chế, vì vậy phần lớn các doanh nghiệp tìm đến với các thị trường xuất khẩu. Sản phẩm may mặc của Việt Nam không thể cạnh tranh với những sản phẩm cùng loại từ Trung Quốc do giá thành cao hơn và thời gian sản xuất cũng dài hơn.
Tuy nhiên từ năm 2014, ngành dệt may Việt Nam sẽ có những thuận lợi hơn với mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu từ 17%-22%. Nguyên nhân là do, từ năm 2014 kinh tế thế giới phục hồi và việc hiệp định TPP chính thức có hiệu lực từ tháng 4/2014, tạo điều kiện các hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam với thuế suất 0%. Năm 2014, nền kinh tế thế giới tăng trưởng 3,5% so với năm 2013. Đặc biệt, dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế ở quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, các thị trường chiếm hơn 70% giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đang có sự cải thiện khá tích cực, hứa hẹn gia tăng nhu cầu đối với hàng may mặc Việt Nam.
Dự báo VITAS năm 2015, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ tiếp tục tăng mạnh, ước đạt 11,014 tỷ USD tăng 12,62% so với năm 2014. Tương tự sang các thị trường EU, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Tình hình xuất khẩu vào một số thị trường chính 1.2.2.1. Thị trường Hoa Kỳ
Hiện nay, Việt Nam là nhà cung cấp hàng may mặc lớn thứ hai vào Mỹ sau Trung Quốc, với kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ năm 2013 chiếm 48% tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành. Theo thống kê của OTEXA năm 2013, khối lượng nhập khẩu
hàng may mặc của Mỹ từ Việt Nam tăng mạnh nhất, tăng 14,59% về giá trị và 13,74% về lượng so với năm 2012. Cụ thể Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ 3,6 tỷ M2, giá trị xuất khẩu đạt 8,77 tỷ USD, chiếm thị phần là 8,38%. Trong khi đó, hầu hết thị phần của các nhà cung cấp khác đều giữ mức tăng trưởng thấp hơn nhiều so với Việt Nam. Thị phần hàng may mặc Trung Quốc năm 2013 là 39,79%, tăng 2,69% về giá trị xuất khẩu. Tương tự, thị phần may mặc của Indonesia (4,99), Campuchia (2,47%) tăng 0,63% và 0,72% so với năm 2012.
Đơn giá nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ từ Việt Nam luôn đứng ở mức bằng hoặc cao hơn so với các nhà cạnh tranh khác như Trung Quốc và Banladesh. Tuy nhiên, tốc độ gia tăng nhập khẩu hàng may mặc của Việt Nam cao nhất trong số 10 nhà cung cấp lớn nhất vào thị trường này trong năm 2013..
Thêm vào đó, tháng 4/2014 Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) ký kết và có hiệu lực với mục đích hội nhập các nền kinh tế khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, cắt giảm gần 100% các loại thuế quan. Do vậy TPP được kỳ vọng sẽ nâng cao vị thế hàng may mặc của Việt Nam vào Mỹ. Việt Nam hiện xuất khẩu khoảng 1.000 dòng sản phẩm may mặc vào Hoa Kỳ với thuế suất bình quân 17-18%. Hiệp định TPP được kỳ vọng sẽ cắt giảm mức thuế quan này dẫn về 0%. Theo dự báo của Hiệp hội dệt may Việt Nam(VITAS), với triển vọng Hiệp định TPP xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ có thể tăng trưởng 12- 12%/ năm và có thể đạt 30 tỷ USD vào năm 2025, đưa quy mô xuất khẩu toàn ngành năm 2025 đạt khoảng 55 tỷ USD. Bên cạnh đó, nếu TPP thúc đẩy tốt đầu tư vào nguyên liệu như dự kiến thì các chỉ tiêu về xuất siêu, giá trị gia tăng và tỷ lệ nội địa hóa của ngành sẽ đều được nâng cao.
1.2.1.2. Thị trường EU
EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của ngành dệt may Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu năm 2013 chiếm 15,2% toàn ngành.
Hàng năm EU nhập khẩu hơn 250 tỷ USD hàng dệt may, trong khi đó Việt Nam mới chỉ xuất khẩu 2,4-3,4 tỷ USD, do đó thị phần hàng dệt may Việt Nam tại thị trường còn rất nhỏ. Năm 2013, theo số liệu của Eurosta, xuất khẩu hàng may
mặc của Việt Nam sang EU chiếm thị phần là 2,72%, tăng 4,43 % về giá trị và 8,81% về số lượng so với năm 2012, tương ứng đạt 2,4 tỷ USD và 99,8 nghìn tấn.
Ưu đãi thuế quan phổ cập GSP EU vừa thông qua cho Việt Nam(có hiệu lực từ 01/01/2014) là cơ hội tăng thị phần hàng may mặc Việt Nam lên 10,5% và càng thuận lợi hơn khi hiệp định song phương FTA Việt Nam- EU chính thức có hiệu lực vào năm 2015.Theo hiệp định này, EU sẽ tăng trưởng đầu tư vào Việt Nam, tăng cường xuất khẩu của Việt Nam vào EU và cơ hội nâng cao trình độ kỹ thuật của Việt Nam thông qua việc nhập khẩu hàng hóa chiến lược với mức giá thấp hơn. FTA EU-Việt Nam sẽ giúp giảm mức thuế hiện tại mà EU áp đối với các mặt hàng may mặc của Việt Nma từ 11,6% xuống 0%. Cụ thể, 5 mặt hàng may mặc xuất khẩu nhiều nhất sẽ được hưởng lợi là com-le nữ, nam; áp khoác nam, nữ. Mặt khác, với hiệp định này cũng tạo ra thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam đó là việc EU cho các nước Bangladesh, Lào, Campuchia được hưởng ưu đãi đặc biệt(thuế nhập khẩu về 0%) làm cho nhiều khách hàng chuyển hướng sang đặt hàng tạo các nước này.
1.2.2.3. Thị trường Nhật Bản
Việt Nam nằm trong top 10 các nhà cung cấp dệt may lớn nhất vào thị trường Nhật Bản. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này năm 2013 chiếm 13,3% toàn ngành. Năm 2013, trong khi Nhật Bản nhập khẩu gần như không tăng thì Việt Nam xuất khảu hàng dệt may sang thị trường này tăng khoảng 13%. Các mặt hàng tăng mạnh là áo Jacket, áo thun, quần dài. Mặc dù trong cơ cấu xuất khẩu, tỷ tọng của 3 mặt hàngn này chiếm 54%, nhưng tỷ tọng đóng góp vào phần giá trị gia tăng lại lên tới gần 76%. Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt 2,7 tỷ USD. Dự kiến năm 2015, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,916 tỷ USD.
1.2.2.4. Thị trường Hàn Quốc
Thị phần hàng dệt may của Việt Nam tại Hàn Quốc tăng mạnh từ khi Hiệp định thương mại tựu do ASEAN- Hàn Quốc có hiệu lực từ năm 2007. Trong năm 2013, xuất khẩu hàng dệt may sang Hàn Quốc đạt 1,64 tỷ USD, tăng 53,49% so với năm 2012, chiếm 9,14% tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2014 là 2,4 tỷ USD. Dự kiến
năm 2015 là 3,026 tỷ USD. Các sản phẩm xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam vào thị trường này chủ yếu là áo Jacket (53,9%), áo thun (13,7%), quần (16.2%).
1.3. Tổng quan các nghiên cứu về hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng may mặc của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
Bùi Văn Tốt, Báo cáo ngành dệt may (tháng 4/2014). Báo cáo nêu tổng quan dệt may Việt Nam và dệt may thế giới, tình hình xuất nhập khẩu, tình hình hoạt động các doanh nghiệp. Người viết đã nêu ra các cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm dệt may nói chung và sản phẩm hàng may mặc nói riêng. Cùng với đó, báo cáo đã trình bày một số chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến ngành dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, báo cáo không đưa ra các giải pháp cụ thể để nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thú sản phẩm hàng may mặc.
Nguyệt Anh Vũ, Báo cáo cập nhật ngành dệt may (tháng 10/2014). Báo cáo nêu khái quát ngành dệt may Việt Nam: tình hình xuất nhập khẩu các mặt hàng, tỷ trọng và giá trị xuất khẩu các mặt hàng may mặc trong từng năm. Báo cáo nêu khái quát các nhân tố ảnh hưởng đến ngành dệt may, tình trạng hoạt động của các doanh nghiệp, triển vọng của ngành, chu kỳ sống của ngành đồng thời người viết cũng đưa ra những dự báo kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2025. Đặc biệt báo cáo nêu lên tình hình tiêu thụ hàng may mặc của các doanh nghiệp ở nội đại vào xuất khẩu. Tác giả nêu lên được các đặc điểm nổi bật nhất của tiêu thụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, báo cáo này cũng không nêu lên các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ hàng may mặc của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
Nguyễn Thành Long (2008), Chiến lược xuất khẩu của công ty Dệt may Thành Công sang thị trường Mỹ giai đoạn 2008-2015, luận văn Thạc sĩ Kinh tế. Bài viết nêu lên các lý thuyết cơ bản về tiêu thụ và hoạt động xuất khẩu. Từ cơ sở lý thuyết, tác giả khái quát lên một bức tranh về thực trạng xuất khẩu hàng may mặc của công ty. Nêu những điểm đạt được và những hạn chế , nguyên nhân tồn tại. Qua
đó tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường nước ngoài đặc biệt là thị trường Mỹ.
Tương tự, Nguyễn Văn Hiền(2012), Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm may mặc của Công ty may Thăng Long tại thị trường EU, Hoạt động xuất khẩu ngày càng diễn ra mạnh mẽ, các doanh nghiệp muốn đẩy nhanh hoạt động xuất khẩu của mình qua các thị trường truyền thống đồng thời tìm kiếm thêm các thị trường mới, nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới(WTO) thì hoạt động xuất khẩu diễn ra mạnh mẽ hơn. Công ty may Thăng Long cũng như hầu hết các doanh nghiệp may mặc khác là hướng tới thị trường xuất khẩu, thị trường này là thị trường đầy tiềm năng, hàng hóa của công ty có thể cạnh tranh với hàng hóa của các doanh nghiệp khác trên thị trường. Vì vậy, thông qua bài viết, tác giả đã nêu lên thực trạng hoạt động xuất khẩu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của hoạt động này trên thị trường EU, qua đó nêu lên một số biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế đó.
Kết luận chương 1
Chương 1 của luận văn đã khái quát những lý luận cơ bản về tiêu thụ sản phẩm như khái niệm, nội dung, vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, luận văn cũng nêu lên tình hình thực tiễn về công tác tiêu thụ sản phẩm may mặc của các doanh nghiệp Việt Nam.
Đây là cơ sở quan trọng để đi vào đánh giá thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH FOREMART Việt Nam trong những năm gần đây. Do sản phẩm của Công ty chủ yếu để xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, không tiêu thụ hoặc rất ít tiêu thụ trong nước. Vì vậy, trong luận văn này, học viên chỉ nêu lên thực trạng tiêu thụ hàng may mặc ở nước ngoài- thực trạng xuất khẩu của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY TNHH FOERMART VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2014 2.1. Khái quát chung về công ty TNHH FOREMART Việt Nam
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
- Công ty TNHH Foremart Việt Nam được thành lập vào tháng 11 năm 2006. - Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (Hàn Quốc). - Tên giao dịch đối ngoại: FOREMART VIETNAM CO, LTD.
- Trụ sở: Phố Bùi Thị Cúc - Thị trấn Ân Thi - Ân Thi - Hưng Yên. - Điện thoại: 03213831866
- Ngành nghề kinh doanh: Công ty TNHH Foremart Việt Nam chuyên sản xuất và gia công sản phẩm may mặc xuất khẩu.
- Vốn đăng ký đầu tư: 40 tỷ VND. - Thời gian hoạt động: 30 năm.
Công ty TNHH Foremart Việt Nam được thành lập vào cuối năm 2006 dưới chủ đầu tư là Tập đoàn Foremart tại Hàn Quốc. Tập đoàn Foremart được thành lập vào năm 1997 và hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Các sản phẩm may mặc là một trong những sản phẩm chính của tập đoàn. Từ khi thành lập tới nay, sản phẩm của Foremart liên tục được phát triển và mở rộng để đáp ứng nhu cầu cung cấp sản phẩm ra thị trường thế giới. Tập đoàn Foremart đã đầu tư xây dựng 2 công ty sản xuất hàng may mặc tại Trung Quốc từ năm 2004, cho tới hiện tại các doanh nghiệp này vẫn đang phát triển tốt. Tuy nhiên, với những thị trường hiện tại và năng lực của các nhà máy hiện tại vẫn chưa cung cấp đủ nhu cầu thị trường. Và để phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu, Tập đoàn Foremart quyết định đầu tư thêm một nhà máy sản xuất tại Việt Nam, chính là Công ty TNHH Foremart Việt Nam. Ngoài việc đầu tư lắp đặt công nghệ hiện đại, trước khi đưa nhà máy đi vào hoạt động, Công ty còn cử hơn 20 cán bộ, công nhân người Việt Nam sang Hàn Quốc đào tạo nâng cao tay nghề và năng lực quản lý. Những học viên này hiện đã trở thành cán bộ cốt cán của Công ty, họ đã phát huy rất tốt kỹ năng quản lý, điều hành sản xuất trong doanh nghiệp.
Đầu năm 2007, Công ty chính thức đi vào hoạt động, quy mô ban đầu là hơn 1.000 lao động. Hiện nay, Công ty đang tạo việc làm cho khoảng hơn 2.000 lao động. Công nhân được hỗ trợ bữa ăn trưa và được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Trải qua hơn 8 năm hoạt động, Công ty vẫn đứng vững và ngày một đi lên trước những khó khăn, biến động thị trường của ngành dệt may thế giới. Các sản